24/12/2020

Tư thế Châu chấu (Salabhasana)

Tập luyện cho đôi chân và lưng mạnh mẽ để bật cao như con châu chấu nào các bạn!!!

Cách thực hiện

  • Nằm sấp, hai chân duỗi ra phía sau. Đặt lưng hai bàn chân sát sàn, cách nhau bằng chiều rộng của hai bắp đùi.
  • Đặt hai tay xuống sàn dọc theo hai bên hông, hai lòng bàn tay úp xuống.
  • Đặt cằm xuống sát sàn.
  • Lắc thân qua lại để cho hai tay luồn vào dưới thân rồi bện mấy ngón tay lại với nhau. Phần trước của hai tay phải nằm phía bên trong các xương bắp đùi và hai cùi chỏ càng sát nhau càng tốt.
  • Thư giãn hai vai và rướn hai bàn tay xuống đến hai bàn chân để kéo giãn hai tay.
  • Thở  ra đồng thời ấn hai bắp đùi và khung chậu xuống sàn.
  • Duỗi hai chân ra phía sau rồi hít vào đồng thời nâng hai chân lên về phía trần nhà. Phải giữ cho hai chân thật thẳng nhưng đừng gồng hai đầu gối. Hai bàn chân phải hở nhau bằng chiều rộng hai bắp đùi. Hai bắp đùi, đầu gối và phần trên của ngực phải úp hẳn xuống sàn.
  • Ấn hai tay và bàn tay xuống sàn.
  • Giữ tư thế từ 5 đến 30 giây.
  • Muốn ra khỏi tư thế thì thở ra đồng thời hạ hai chân xuống sàn rồi quay đầu về một bên và luồn hai tay ra khỏi thân.
  • Sau khi thực hiện tư thế này, nên thực hiện một tư thế khom người ra phía trước, chẳng hạn như tư thế Em bé để thư giãn phần lưng dưới.

Lợi ích của tư thế Châu chấu

  • Làm hai chân và lưng mạnh thêm, nhất là phần lưng dưới
  • Kích thích các bộ phận ở bụng, giúp tiêu hóa tốt

Lưu ý khi tập tư thế Châu chấu

  • Nếu chỉ có thể nhấc hai chân lên khỏi sàn vài inch thôi thì cũng đừng lo. Điều quan trọng là tạo sức duỗi đến tận hai chân hơn là cố nhấc chân lên khỏi sàn. Phải tưởng tượng cơ thể đang giãn ra tận xương sống và hai chân đồng thời duỗi mấy ngón chân ra thật xa khỏi hai bắp đùi.
  • Trong khi nhấc chân lên thì không gồng phần lưng dưới hay làm cho cổ và hai vai bị căng.
  • Nếu bị chấn thương ở lưng hay cổ hay có vấn đề ở các cơ quan phần bụng thì nên cẩn thận khi tập tư thế này.

Theo sách Yoga Căn bản & Thực hànha

Hãy để lại bình luận của bạn