Bộ não là một cơ quan rất tinh tế. Vì vậy, nó cần một dạng năng lượng prana tinh tế cao cấp hơn, so với dạng năng lượng prana thông thường, mà cơ thể chúng ta đang sử dụng.
Prana không phải là hơi thở, nó thực sự là năng lượng sống. Năng lượng prana là một thực thể rất vi tế, nhưng nó cũng là một thực thể hữu hình. Chúng ta không thể cảm nhận được năng lượng này, giống như việc không thể phát hiện ra bức xạ hoặc sóng điện từ, nếu không có các thiết bị đo đạc thích hợp.
Tất cả chúng ta đều có một mức năng lượng prana nhất định trong cơ thể, và chúng ta sử dụng năng lượng này trong các hoạt động hằng ngày của mình. Khi mức năng lượng prana bị hao hụt, những cơn đau nhức và bệnh tật sẽ phát sinh. Tương tự như vậy, khi nguồn năng lượng prana dồi dào, chúng ta cảm nhận được mọi bộ phận cơ thể mình khỏe mạnh một cách trọn vẹn.
Năng lượng prana được kích hoạt và tăng cường thông qua thực hành pranayama (kỹ thuật thở). Thực hành pranayama trước khi thiền định sẽ làm lắng dịu tâm trí, để chuẩn bị cho thiền định. Tuy nhiên, lý do rất quan trọng đối với tiến trình này. Đó là, trong tất cả các cơ quan của cơ thể, thì bộ não đòi hỏi mức năng lượng prana nhiều nhất. Hơn nữa, trong tất cả các hoạt động của tâm trí, thì thiền định cần mức năng lượng prana nhiều nhất.
Khi việc cung cấp năng lượng prana cho bộ não bị thiếu hụt, chúng ta sẽ trở nên bị kích động và lo lắng. Bời vì, bộ não bị thiếu hụt mức năng lượng prana cần thiết, giúp cho tâm trí duy trì sự tập trung, chú ý. Tâm trí trở nên trống rỗng hoặc hỗn loạn.
Khi nguồn cung cấp prana bị thiếu hụt trong thời gian dài, chúng ta sẽ mắc chứng bệnh trầm cảm hoặc suy nhược thần kinh. Đồng thời, nó khiến cho cơ thể có những biểu hiện như toát mồ hôi, run rẩy ở các bộ phận cơ thể khác nhau, triệu chứng này làm cho chúng ta rất khó đứng vững. Về mặt tinh thần, nó sẽ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực thái quá, như mất ngủ và không muốn giao tiếp.
CÁCH THỨC DỄ DÀNG NHẤT ĐỂ TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG PRANA TRONG BỘ NÃO
Nhu cầu năng lượng prana cung cấp đầy đủ cho bộ não, không phải là điều dễ dàng. Bộ não là một cơ quan rất tinh tế. Do đó, nó cần một dạng năng lượng prana tinh tế cao cấp hơn, so với loại prana thông thường mà cơ thể đang sử dụng. Việc hít thở sâu kích thích hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và các hệ khác trong cơ thể. Nhưng tác dụng của nó lên bộ não chỉ ở mức tối thiểu.
Nhận thức là nhân tố chính làm thay đổi tất cả mọi thứ. Hít thở hoặc thực hành pranayama (kỹ thuật thở) với nhận thức đầy đủ, nó sẽ chuyển biến năng lượng prana bình thường trở thành dạng năng lượng prana tinh tế cao cấp, mà bộ não cần sử dụng để duy trì các hoạt động của tâm trí.
HÍT THỞ CÓ Ý THỨC VÀ THÙY NÃO TRƯỚC
Có một sự khác biệt lớn giữa tác dụng của hơi thở có ý thức với hơi thở vô thức. Hít thở mà không có ý thức, sẽ “nuôi dưỡng” hoặc kích hoạt thùy não sau, nơi chứa bản năng của chúng ta. Hít thở với ý thức đầy đủ, sẽ kích hoạt thùy não trước, đây là trung tâm của ý thức và trực giác. Bằng cách kiểm soát và điều khiển qui trình hít thở một cách có ý thức, sẽ tác động trực tiếp đến thùy não trước.
Trong suốt cuộc đời, chúng ta thường hít thở mà không có ý thức. Việc hít thở đã trở thành một tiến trình của tiềm thức, nó diễn ra theo bản năng. Việc hít thở không ý thức sẽ cung cấp năng lượng prana cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bộ não. Nhưng chỉ với số lượng rất ít, không đủ năng lượng prana tinh tế cao cấp cho sự tiến hóa và phát triển của tâm trí.
Chỉ có hành động có ý thức mới đưa đến ý thức cao cấp hơn. Và chỉ có hơi thở có ý thức mới phát triển thùy não trước, trung tâm của ý thức.
ĐIỀU KHIỂN PRANA LÊN NÃO
Nếu chúng ta muốn thanh lọc bộ não để không bị mắc các chứng bệnh, hoặc để phát triển những năng lực tiềm tàng của bộ não. Chúng ta phải điều khiển năng lượng prana hướng lên não một cách có ý thức. Đây là mục đích chính của pranayama (kỹ thuật thở). Thực hành pranayama sẽ kích thích năng lượng prana ở khu vực bên dưới của cơ thể. Tiếp theo, năng lượng này được di chuyển lên trên qua tủy sống và tới bộ não, bằng cách sử dụng các Bandha hay các Khóa Năng Lượng.
Ba Khóa Năng Lượng (Bandha) được thực hành cùng pranayama (kỹ thuật thở), đó là Khóa Cổ Họng (Jalandhara Bandha), Khóa Ổ Bụng (Uddiyana Bandha) và Khóa Hậu Môn (Moola Bandha). Chúng được kết hợp với nhau để buộc năng lượng prana phải đi lên. Đầu tiên, pranayama (kỹ thuật thở) sẽ tạo ra năng lượng prana ở khu vực dưới của cơ thể. Tiếp theo, Khóa Hậu Môn (Moola Bandha) đưa prana hướng lên Rốn. Sau đó, Khóa Ổ Bụng (Uddiyana Bandha) tiếp tục đưa prana hướng lên cổ họng. Cuối cùng, Khóa Cổ Họng (Jalandhara Bandha) đưa prana tới não.
ĐÁNH THỨC NÃO BỘ BẰNG PRANA
Mức năng lượng prana hiện có của chúng ta sẽ xác định tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Thực hành pranayama (kỹ thuật thở) sẽ tạo ra nhiều năng lượng prana và năng lượng prana tinh tế cao cấp. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Tuy nhiên, việc tăng mức năng lượng prana cũng kích thích các trung tâm không hoạt động của bộ não. Năng lượng prana di chuyển đến các trung tâm không hoạt động này, sẽ đánh thức chúng. Đó là những năng lực tiềm ẩn mà chúng ta chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của chúng. Phương pháp này mang lại cho chúng ta sự trải nghiệm và nhận thức về cuộc sống được gia tăng.
NHÌN CHẰM CHẰM GIỮA HAI LÔNG MÀY (SHAMBHAVI MUDRA)
Thực hành Shambhavi Mudra là một phương pháp đưa năng lượng prana hướng lên thùy não trước. Nhìn Chằm Chằm Giữa Hai Lông Mày (Shambhavi Mudra) là một thực hành khi chúng ta tập trung nhìn chằm chằm vào điểm giữa hai lông mày. Năng lượng prana ngay lập tức di chuyển lên não. Đây là một trong những thực hành quan trọng để đánh thức Luân Xa Ajna hay Con Mắt Thứ Ba.
TĂNG CƯỜNG NẠP NĂNG LƯỢNG CHO BỘ NÃO BẰNG PRANA
Tăng cường nạp năng lượng prana cho bộ não, nó đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên thực hành pranayama (kỹ thuật thở) và có phương pháp. Bởi vì, việc hít-thở một cách đơn thuần sẽ không nạp đủ năng lượng prana cho não. Năng lượng prana chỉ được cung cấp cho bộ não trong lúc thực hiện Giữ Hơi Thở (Kumbhaka). Giữ Hơi Thở (Kumbhaka) diễn ra hai lần, một lần khi hơi thở được giữ lại trong phổi, và một lần khi hơi thở được giữ bên ngoài phổi (thở ra hết).
Việc thực hành Giữ Hơi Thở (Kumbhaka) sẽ phục hồi bộ não một cách toàn diện. Tuy nhiên, kỹ thuật Giữ Hơi Thở đòi hỏi chúng ta phải tập luyện nhiều, cùng sự kiên nhẫn và thận trọng. Thậm chí, nếu chúng ta thực hành Giữ Hơi Thở quá mức – Kết quả thu được sẽ hạn chế. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì, không bao để cho tình trạng thiếu hụt ôxy xảy ra với bộ não. Do đó, thời lượng của việc Giữ Hơi Thở phải được thiết lập tăng dần theo thời gian thực hành một cách thận trọng (mới tập, tập lâu năm).
Nguồn: Ked Suri l Thang Mlod