Bài viết dài nên mình biên tập lại và bỏ bớt những gì đã được đề cập ở các bài viết khác trên mạng. Dành cho những ai quan tâm. Namaste!
TÁC DỤNG SINH LÝ
Về mặt thể chất, có thể nói phần trên của cơ thể được đảo ngược cùng lúc khi nó gập lại. Theo cách này, các cơ bắp, các cơ quan và các tuyến nội tiết được xoa bóp với một áp lực nhất định, đồng thời lưng được căng giãn. Do tác động này, hoạt động ở tuyến tụy và tuyến thượng thận được gia tăng. Trong các tuyến này, các hormone: insulin, glucagon và cortisol được tạo ra; chúng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Insulin cần thiết đối với khả năng của tế bào để hấp thụ chất dinh dưỡng dưới dạng đường ở trong máu. Nhưng insulin cũng thúc đẩy việc tích trữ chất béo, trong khi đó các hormone khác như cortisol và glucagon chịu trách nhiệm phân hủy chất béo.
Trong một thí nghiệm, được thực hiện vào năm 1975, tại Viện Y khoa ở Benares, Tiến sĩ K. N. Udupa đã nghiên cứu tác động của tư thế Cái Cày đối với các tuyến nội tiết và quá trình trao đổi chất:
“Tư thế Cái Cày đã tạo ra sự hao hụt trọng lượng cơ thể đáng kể, giảm chu vi vòng bụng và hạ huyết áp.. Những thay đổi sinh hóa cho thấy xu hướng thường thấy với sự gia tăng chiếm ưu thế trong huyết tương cortisol (hormone trong máu điều hòa quá trình trao đổi chất), 17-hydroxycorticosteroid (hormone chuyển hóa) và 17-ketosteroids (hormone tạo tính hung hăng và ham muốn tình dục). Huyết tương catecholamine đã giảm (huyết áp và căng thẳng).”.
Trong báo cáo, Tiến sĩ K.N. Udupa kết luận rằng, Tư thế Cái Cày kích thích hoạt động nội tiết của các tuyến và chính những thay đổi sinh lý này chịu trách nhiệm cho cơ thể tự điều chỉnh theo trọng lượng lý tưởng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những tác dụng thể chất của tư thế Cái Cày không giới hạn ở quá trình trao đổi chất. Như đã thấy trong đoạn trích dẫn bên trên, tư thế cũng kiểm soát việc tạo ra các chất gây căng thẳng, cũng như các kích thích tố cần thiết khác cho một cơ thể khỏe mạnh.
YOGA VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Với những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy sản xuất quá ít hoặc không có insulin gì hết. Khi thực hiện tư thế Cái Cày (Plough – Halasana) làm tăng hoạt động ở tuyến tụy, tư thế yoga này có thể hỗ trợ rất nhiều, đặc biệt cho những người mắc bệnh tiểu đường gian đoạn đầu.
Tại Trường Thiền và Yoga Scandinavia (đặc biệt tại Trung tâm Tu hành Haa ở miền nam Thụy Điển nơi diễn ra các khóa tu luyện chuyên sâu), chúng tôi đã có một số kinh nghiệm với những người mắc bệnh tiểu đường, và kết quả là, trong những năm qua nhiều người đã được hưởng lợi từ yoga và thiền định.
Một người đàn ông 35 tuổi ở Oslo (Na Uy) phát hiện bị bệnh tiểu đường, thật ngạc nhiên rằng bằng cách giữ nguyên tư thế Cái Cày trong vài phút mỗi ngày, ông ấy đã có thể điều chỉnh lượng đường trong máu của mình. Cho nên, vào thời kỳ đầu ông đã phải cẩn thận để không dùng quá nhiều thuốc insulin, cho đến bây giờ cơ thể ông đã bắt đầu tự sản sinh ra nhiều insulin. Tuy nhiên, ông đã biết rõ tác dụng từ từ rất tốt của tư thế Cái Cày, với cách trị bệnh của tư thế này ông đã có thể ổn định lượng đường trong máu. Rồi thì, ông cần ít hơn và đôi khi không cần bổ sung thuốc insulin gì hết.
Tuy vậy, bằng một tư thế yoga điều đó là không đủ đối với hầu hết bệnh nhân tiểu đường. Họ sử dụng các bài tập khác nhau để bổ sung cho nhau, ví dụ: Làm sạch ruột (Shankprakshalana – là quá trình làm sạch đường ruột bằng cách loại bỏ các tạp chất bằng nước muối), một chuỗi các tư thế yoga, một hoặc hai bài tập thở, thư giãn và thiền định. Điều này đem lại các tác dụng sâu xa và lâu dài nhất.
Nguồn: Morten J. Jepsen l Thang Mlod