17/02/2021

Tại sao chúng ta mất đi sự linh hoạt theo thời gian?

Sự khác biệt quan trọng giữa quan điểm cơ sinh học và quan điểm sinh học là: Các cơ xung quanh xương phân bố tải trọng của cơ thể, trái ngược với quan niệm xương và khớp.

Niềm tin này cho rằng, nếu bạn giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và mềm dẻo, chúng sẽ hấp thụ trọng tải thay cho xương của bạn, một cách riêng biệt.

Cuối cùng, các nguyên tắc của cơ sinh học tiến rất xa. Tại sao một số người bị viêm khớp trong khi những người khác ở cùng độ tuổi và hoạt động thể dục lại không bị?

Chúng ta sống lâu hơn trước đây, nhưng với nhiều người, những hạn chế vận động chung liên quan đến tuổi tác khiến chúng ta khó có thể tự do tận hưởng tất cả cuộc sống như khi chúng ta còn trẻ. Có cách nào để làm chậm sự mất dần tính linh hoạt theo thời gian và liệu yoga có thể đóng một vai trò trong quá trình này? Chúng tôi đã nói chuyện với ông Doug Keller là chuyên gia và nhà yoga trị liệu để hiểu rõ hơn về những vấn đề đó.

Ông Doug Keller giải thích, mất khoảng không trong cơ thể là một trong những lý do phổ biến nhất khiến chúng ta mất sự linh hoạt theo thời gian.

“Toàn bộ mạng lưới mô liên kết, cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp) là một cấu trúc căng – nén, nó thực sự giữ cho các xương cách xa nhau trong khi cho phép chúng di chuyển,” ông Doug giải thích. “Những hạn chế vận động xuất hiện khi có một sự cố trong hệ thống đó. Nếu cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp) hoặc các mô mềm quá căng hoặc quá yếu, nó sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của cấu trúc căng – nén. Sau đó điều này làm giảm không gian giữa các xương. Và một khi các xương bắt đầu cọ xát với nhau, lớp sụn sẽ bị thoái hóa một cách từ từ và kết quả là mất sự linh hoạt và viêm khớp.”

Việc thiếu vận động đầy đủ, thường là kết quả của phản ứng viêm đối với sự cố mô, là một nguyên nhân phổ biến nữa của mất tính linh hoạt. Ông Doug giải thích, “Cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp) là phòng tuyến đầu tiên của hệ miễn dịch để loại bỏ các độc tố và duy trì khả năng miễn dịch của chúng ta, thậm chí trước khi hệ bạch huyết hoạt động.”

“Hệ thống cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp) không có một hệ tuần hoàn như máu hoặc tim để bơm các chất thải ra ngoài; Nó hoạt động thông qua sự vận động. Khi khoảng không hẹp lại và xương cọ xát với nhau, các tình trạng viêm như viêm xương khớp và thoái hóa các cấu trúc trong cơ thể xuất hiện.”

Khi các dây chằng, lớp sụn và các bao khớp bị thoái hóa do khoảng không bị thu hẹp, có thể dẫn đến cơn đau kinh niên do vận động. Cùng với nó, những hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động bắt đầu thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày. Trên quan điểm đó, nguy cơ rơi vào cái mà các bác sĩ gọi là “Chu Kỳ Đau” tăng lên.

YOGA GIÚP PHÁ TAN CHU KỲ ĐAU KINH NIÊN

Trong chu kỳ đau kinh niên, sự vận động gây đau đớn trở thành điều phải tránh né. Việc tránh vận động dẫn đến giảm sự lưu thông, viêm thêm nữa, mất đi sức mạnh cùng sự luyện tập trong các cơ bắp, và tăng thêm sự thoái hóa khớp.

Tiếp theo là, sự mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, sự cô lập với xã hội và các hành vi tránh né hơn nữa, và tất cả các yếu tố đó làm gián đoạn chu trình mà nhờ đó cơ thể tự lành bệnh. Điều này đặc biệt đúng với những người lớn tuổi, chủ yếu là những người khả năng ít vận động và ít linh hoạt hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁ VỠ CHU TRÌNH? SỰ VẬN ĐỘNG – ĐẶC BIỆT LÀ MỘT VẬN ĐỘNG DỰA TRÊN HÍT THỞ NHƯ YOGA.

Ông Doug khuyên, khi chúng ta lớn tuổi hãy duy trì tình trạng nguyên vẹn, sự bôi trơn và tính linh hoạt của các khớp, nhưng không chỉ bằng sự vận động đơn độc. Điều quan trọng là kết hợp một loạt các vận động khác nhau điều này giúp đưa các khớp vào khoảng cách chuyển động lành mạnh và duy trì khoảng không (các khớp) trên khắp cơ thể.

Việc dựa trên hơi thở, chính vì thế mà tính chất đa chiều của một thực hành yoga thực sự tỏa sáng.

Ông cho biết. “Điều tuyệt vời về một thực hành yoga là, chúng ta không nên có tham vọng tới các loại động tác thái quá. Thực hành yoga dẫn dắt bạn qua mọi mức độ khả thi của sự vận động trong cơ thể, giữ cho các khớp khỏe mạnh, nuôi dưỡng hệ thống cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp), và duy trì sức mạnh cơ bắp vừa đủ để duy trì khoảng không giữa các xương, qua đó giảm các vấn đề liên quan đến tuổi tác như viêm xương khớp và chủ yếu những bệnh thoái hóa khớp.”

Ngành Khoa Học Mới Nổi Ủng Hộ ông Doug.

Trong một nghiên cứu về các đối tượng bị thoái hóa khớp gối mãn tính Sharon Kolasinski, MD (Bác sĩ y khoa – Medicinae Doctor), giáo sư y học lâm sàng và thấp khớp tại Đại học Pennsylvania đã phát hiện ra rằng, những người tham gia các lớp yoga Iyengar bổ trợ 90 phút, mỗi tuần một lần trong tám tuần được tường trình là, những cơn đau giảm và cải thiện đáng kể các chức năng thể chất, cũng như cải thiện về độ cứng khớp một cách rõ rệt.

Tiến sĩ Kolasinksi cho biết. “Yoga chắc chắn là một lựa chọn cho những người bị viêm khớp, nó không những đem lại những lợi ích tập luyện mà còn có lợi cho cả lĩnh vực thể xác và tinh thần, thúc đẩy sự thư giãn và giảm căng thẳng.”

Để đối mặt với quá trình lão hóa bằng sự bình thản và khoan dung, ông Doug đưa ra một vài lời khuyên dựa trên yoga:

BRAHMACHARYA – TIẾT CHẾ: THẬN TRỌNG TRONG THỰC HÀNH

Hatha Yoga Pradipika cảnh báo về việc thực hành yoga quá nhiều, cảnh báo rằng quá nhiều sự ráng sức sẽ hủy hoại yoga. Thay vì tập luyện nhiều hơn, thì sự thực hành của chúng ta nên được lưu ý xem, liệu chúng ta đang lựa chọn các thực hành hỗ trợ liên tục cho sức khỏe và hạnh phúc của mình hay không.

Ông Doug khuyên khách hàng của mình thực hiện trong một phạm vi lành mạnh điều đó phản ánh mức độ cụ thể về tình trạng và sự khỏe mạnh của khớp. “Mục đích chính của thực hành tư thế là duy trì tình trạng nguyên vẹn của toàn bộ hệ thống cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp) nhằm duy trì sức khỏe của cơ thể ở mọi cấp độ – các cơ quan, hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, mọi thứ. Đó là những gì các yogis gọi là Prana,”

Ông lưu ý. “Chúng ta có khuynh hướng trở nên hăng hái quá mức, với suy nghĩ nếu một cái là tốt, thì hai cái phải tốt hơn và tại sao không cố cho được mười cái?” ông Doug đăm chiêu. “Và cứ như thế, ngày càng lún sâu hơn và càng khó hơn thì càng tốt hơn. Thật dễ dàng sau đó để mất ý thức về mục đích chính của sự thực hành, đó là trở nên tự nhận thức (hiểu được chính mình) nhiều hơn. Bạn có đang làm điều theo cách mà nó có lợi cho bạn hay không?”

AHIMSA – BẤT BẠO LỰC: TẠO KHOẢNG KHÔNG LÀNH MẠNH BẰNG CHUYỂN ĐỘNG CẨN TRỌNG

Yoga là một sự thực hành về lắng nghe cơ thể một cách cẩn thận và học cách chuyển động theo cách nó khiến chúng ta cảm thấy khỏe mạnh và đầy sức sống, và để cảm thấy hạnh phúc, theo ông Doug.

“Chúng ta nói với các học viên của mình hãy lắng nghe cơ thể của họ. Nhưng sự thật là, chúng ta luôn luôn không biết cách nào để làm điều đó. Sự thực hành phải từng bước một để kết nối lại, nơi bạn học cách lắng nghe bản thân mình mà thậm chí còn hơn cả lắng nghe những điều giáo viên nói. Chúng ta phải tự hỏi mình, “Có phải yoga đã làm tổn thương tôi hay sự hiểu lầm của tôi về yoga và thái độ của tôi đối với nó khiến cho tôi bị tổn thương?”

Những thực hành mà chúng ta chọn phải phản ánh những hoàn cảnh riêng biệt của mình, trọng lượng cơ thể, lối sống, chế độ ăn uống, v.v. Đồng thời sự vận động là phương tiện mà nhờ đó cơ thể thiêu hủy các chất thải gây viêm, như axit lactic (chất chính tạo ra cảm giác mỏi ở cơ bắp). Vì vậy, sự vận động là quan trọng, nhưng nó cũng giống như sự thừa nhận về những đòi hỏi và các giới hạn cơ thể của chúng ta mà thôi.

Ông Doug chỉ ra rằng, viêm xương khớp ở đầu gối, ví dụ, có thể là một kết quả của cả hai tư thế Ngồi Xổm Siêu Sâu điều đó làm tăng quá mức sự uốn cong đầu gối, và tư thế quá nhiều sự mở rộng của đầu gối (duỗi quá mức) còn đi cùng với nó là hội chứng người dẻo (hypermobility). Bí quyết là, tạo sự cân bằng chuẩn xác từ bàn chân trở lên.

SAMSKARA – TẠO NGHIỆP (THÓI QUEN VÀ HÀNH ĐỘNG TRONG QUÁ KHỨ): TÌM ĐIỂM TỐT NHẤT GIỮA SỰ KÉO DÀI VÀ GIA TĂNG SỨC MẠNH

Một thực hành dựa trên cấu trúc căng – nén nên bao gồm một sự cân bằng lành mạnh giữa gia tăng sức mạnh và sự kéo dài, để kết nối lại với ý thức về sự hiện hữu của chúng ta trong cơ thể. Ông Doug lưu ý rằng hầu hết các dây thần kinh trong cơ thể chúng ta đều nằm trong vùng cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp), nơi các thông tin của cả hai, ở cơ thể (cảm thụ trong) cũng như thông tin của sự đau đớn (cảm thụ đau) được truyền đến não. Trong lúc trị liệu với khách hàng của mình, ông bắt đầu bằng cách quan sát tư thế và các kiểu vận động của họ để nâng cao sự tự nhận thức của chính họ.

“Tự nhận thức là bước đầu tiên vì cơ thể là một cơ chế tự điều chỉnh và tự lành bệnh. Để thay đổi hành vi, trước tiên chúng ta phải nâng cao ý thức và sự tự nhận thức. Đa phần, chúng ta bị phân tâm bởi các mục đích hoặc ý địch khác, điều khiến chúng ta ngừng lắng nghe (cơ thể). Rồi thì, bạn trở thành loại người tự ngừng hệ thống tự lành bệnh của cơ thể.”

TAPAS – TỰ KỶ LUẬT: THÁCH THỨC TRỌNG LỰC

Thật đáng buồn nhưng đó là sự thật, sự lão hóa là một cuộc chiến đang diễn ra với trọng lực và xu hướng tự nhiên là chịu khuất phục trước tư thế lưng còng và trương lực cơ yếu.

Ông Doug khuyên. “Trọng lực tồn tại ở đó vì sức khỏe của chúng ta, bởi vì chống lại lực hấp dẫn, trên thực tế chúng ta có kiểu tác động phục hồi lại của cơ thể. Khi bạn bảo ai đó đứng thẳng người lên, họ thực sự kích hoạt các cơ bắp để chống lại lực hấp dẫn theo cách thức giữ cho cơ thể khỏe mạnh,”

“Nhưng khi chúng ta không ghi nhớ điều này, dường như chúng ta hứng chịu lực hấp dẫn và mất đi sự hoạt bát, mà chúng ta liên tưởng đến tuổi trẻ khi chúng ta hiếu động hơn một cách hồn nhiên. Theo thời gian, khi chúng ta mệt mỏi hoặc các yếu tố cảm xúc ập đến. Nếu chúng ta chỉ buông xuôi một chút, điều đó thật đáng tiếc bởi vì chúng ta không nên bỏ cuộc.”

YOGA CÓ PHẢI LÀ SUỐI NGUỒN CỦA TUỔI TRẺ?

Ông Doug không đưa ra những lời hứa về một buổi tập yoga khoảng bao nhiêu có thể giúp chống lại các tác động của lão hóa. Nhưng ông tin rằng nó hợp lý để kỳ vọng cải thiện trương lực cơ bắp, các chuỗi vận động hoạt bát hơn, tăng tính linh hoạt của cơ bắp, và một hệ thống cân mạc (mô liên kết, bao bọc và hỗ trợ các cơ quan, cơ bắp) khỏe mạnh hơn. Và có lẽ điều quan trọng nhất là, sự vận động làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn.

“Những khi bạn cảm thấy tồi tệ nhất, nếu bạn thức dậy và ra ngoài để đi dạo và làm điều gì đó – nếu bạn càng không thích nó càng tốt – vì cuối cùng bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì làm được điều đó, bởi vì rất nhiều thứ khác cũng đang diễn ra trong cơ thể, hoàn toàn vượt ra ngoài những gì đang diễn ra ở cấp độ cơ bắp hoặc cấp độ cấu trúc. Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến cách bạn cảm thấy bên trong (cơ thể), cũng như thế, cách cơ thể phản ứng lại. Như vậy, trong khi cơ thể đang thường xuyên trải qua quá trình thoái hóa nào đó, vấn đề đặt ra là bạn hỗ trợ bao nhiêu cho các quá trình mà nhờ đó cơ thể tự hồi phục lại,” ông giải thích.

“Một lần nữa, phạm vi của những khả năng bắt đầu giảm dần theo tuổi tác nhưng chúng không giảm bớt tới mức chẳng còn gì. Và chúng ta nhận thấy rất nhiều tấm gương về những người đã duy trì sự vận động cho đến cuối đời mà vẫn khỏe mạnh và năng động trong suốt những năm tháng tuổi già của họ.”

Tác giả: Lynn Crimando l Theo: Thang Mlod

Hãy để lại bình luận của bạn