17/12/2020

Những điều cơ bản về Hatha yoga

Chào các bạn! Bài trước mình đã giới thiệu cho các bạn về 7 loại hình yoga chính và theo đó, Hatha yoga là loại yoga được tập luyện phổ biến nhất trên thế giới. Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút để hiển hơn về loại hình yoga chúng ta đang tập này nhé!

Hatha Yoga không chỉ đơn thuần là các tư thế hay bài tập thể chất. Theo nghĩa gốc, Hatha Yoga ám chỉ sự luyện tập nhằm mang lại sự điều hòa giữa hai nguồn năng lượng chính trong cơ thể người – năng lượng của mặt trăng và năng lượng của mặt trời.

Cũng như sự thay đổi liên tục của mặt trăng, trí não của con người không phải ngày nào cũng cân bằng như nhau. Ý chí của chúng ta luôn luôn thay đổi – như ta rất thường hay nói, “À, tôi đã đổi ý rồi.”

Trong triết lý Yoga, mặt trăng là biểu tượng cho nguồn gốc của ý chí, và một trong những nguồn năng lượng chính trong cơ thể, nguồn “ida nadi” còn được gọi là hệ thống mặt trăng. Vào ngày trăng tròn, bạn sẽ thấy các ngọn sóng trên mặt đại dương trở nên dữ dội hơn. Giống như vậy, năng lượng mặt trăng cũng khiến ý chí và cảm xúc của ta liên tục đổi thay.

Hệ thống mặt trăng được kết đôi với hệ thống mặt trời, hay còn gọi là “pingala nadi”. Mặt trời luôn vững chắc và không thể thay đổi. Mọi điều kiện khác thay đổi xung quanh mặt trời. Mặt trời là biểu tượng của hỏa, nó chi phối các hoạt động, quyết định của ta và mang lại sự thông suốt về mặt trí óc.

Nguồn năng lượng chính thứ ba được gọi là “shushumna” – nó liên kết với hệ thống thần kinh trung ương. Ý thức của chúng ta liên tục chạy qua kênh cột sống trung ương này. Ý thức chính là hào quang và ánh sáng của tâm hồn.

Vậy làm sao để đạt được sự cân bằng và điều hòa cho ba nguồn năng lượng này trong cơ thể chúng ta? Thông qua luyện tập Hatha Yoga. Theo tiếng Phạn, mặt trăng được gọi là “Ha” và mặt trời là “Tha” – do đó hình thành Hatha. Nguồn năng lượng “shushumna” là yếu tố thứ ba gắn kết tất cả lại cùng nhau, bởi vậy có từ Yoga – là biến thể từ gốc từ “Yog” có nghĩa “gắn kết”.

Nên “Hatha Yoga” mang nghĩa hồi phục sự cân bằng giữa ý chí và trí tuệ. Khi đạt tới sự cân bằng và kiểm soát tuyệt đối giữa ý chí và trí tuệ, ý thức của một người sẽ được đánh thức. Kết quả là khám phá sự bình an, mãn nguyện nội tại và sự thông suốt về trí óc. Mục đích sống trở nên rõ ràng hơn, và một người sẽ bắt đầu hiểu về sự sáng tạo. Bạn sẽ tồn tại trong thế giới với cảm giác về sự duy linh, sự tôn thần và sự thông suốt. Đây cũng chính là ý nghĩa trung tâm về mặt tinh thần của Hatha Yoga.

Phần tập trung cơ bản của Hatha yoga là hợp nhất trí óc và cơ thể nhờ vào những động tác của tư thế, ý thức hơi thở và thư giãn, và những phương pháp thiền có thể luyện Hatha yoga để tăng sức mạnh, độ dẻo, học cách làm cho cơ thể cân bằng và cải thiện sức khỏe và hạnh phúc.

Những kiểu Hatha yoga

Ashtanga yoga

Còn gọi là yoga Uy lực là loại Hatha yoga mang tính thể thao nhiều nhất. Kiểu này được ông K.Pattabhi Jois phát minh và nhằm vào việc căng duỗi tăng cường và tạo sức mạnh cho cơ bắp. Tập một chuỗi bài tập về tư thế và hơi thở để hâm nóng cơ thể và toát mồ hôi để thải những chất độc. Phòng tập Ashtanga yoga phải luôn ở nhiêt độ gần 70 độ đến  105 độ F để giữ cho cơ bắp mềm mại.

Bikram yoga

Là kiểu yoga được nhiều người thích, do Bikram Choudhury sáng chế. Kiểu yoga này bao gồm trình tự 26 tư thế, mỗi tư thế phải được thực hiện trong gần từ 20 đến 30 giây. Nhiệt độ phòng tập phải gần từ 105 độ F và độ ẩm 60%. Phòng ấm này có lợi trong việc hâm nóng các cơ bắp để có thể duỗi xa hơn và tống độc tố khỏi cơ thể.

Integral yoga

Kiểu này do ông Swima Satchidananda nghĩ ra. Khi luyện thì phải nhập tư thế, các phương pháp thở, thiền và thư giãn thật nhiều. Kiểu Integral yoga này cũng nhấn mạnh đến một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và phục vụ cho con người. Những người luyện kiểu yoga này tin rằng mục đích của tư thế lại quan trọng hơn là hoàn thiện một tư thế.

Iyengar yoga

Kiểu này do ông B.K.S Iyengar nghĩa ra, là phải tận dụng những đồ dùng để chống kê như những tảng kê, ghế và dây để làm cho cơ thể thẳng hàng đúng mức khi thực hiện một tư thế nào đó của yoga. Iyengar yoga còn nhằm mục đích tạo sức mạnh và sức chịu đựng, kích thích thư giãn, tăng độ dẻo và giảm các bệnh.

Kundalini yoga

Có lúc còn gọi là “Yoga Mẹ” do yogi Bhajan đề xướng. Khi luyện kiểu yoga này thì phải tập các tư thế, thở, tụng và thiền để làm cho năng lượng di chuyển khắp nơi trong cơ thể, nhất là dọc xương sống.

Viniyoga

Do ông Shri Krishnamacharya nghĩ ra và sau đó thì con trai ông là T.V.K Deskachar tiếp tục. Kiểu này đã chỉ dạy cho nhiều thầy đạo Hindu thiền theo kiểu yoga, kể cả ông B.K.S Iyengar. Khi luyện Viniyoga thì tập những tư thế nhẹ nhàng và thư giãn. Thay vì cố thực hiện dáng dấp cho hoàn hảo khi tập những tư thế thì chỉ cần tập sao cho đúng với nhu cầu và khả năng của mình là được rồi.

Kripalu yoga

Do ông Kripaluananda Kripalu nghĩ ra, gốc do từ “kripalu” có nghĩa là từ bi. Điểm quan trọng của kiểu yoga này là làm sao xử lý trí óc và cơ thể cân bằng nhau.

Khi luyện kiểu Kripalu yoga thì phải tiến hành qua 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là phải tập trung làm sao cho cơ thể thăng bằng, thở và cử động, không cần quan tâm đến thời gian giữ tư thế. Giai đoạn hai thì có thể sử dụng thiền để giúp giữ tư thế lâu hơn. Giai đoạn ba và cũng là giai đoạn sau cùng là dùng thiền để làm cho cơ thể cử động theo bản năng từ vị thế này sang vị thế khác, tùy thuộc vào lúc đó mình cảm thấy nên làm gì.

Sivananda yoga

Ông Swami Sivananda là một bác sĩ y khoa, thầy dạy yoga và cũng là thầy trong thế giới tâm linh, đã nghĩ ra kiểu Sivananda yoga này. Loại Hatha yoga này bao gồm một loạt 12 tư thế: Đứng bằng đầu, Đứng bằng vai, Cái cày, Con cá, Ngồi vặn người ra phía trước, Rắn hổ mang, Hoa sen, Cây cung, Vặn xương sống, Con quạ, Đứng khom người ra phía trước và Tam giác. Kiểu Sivananda yoga dựa trên 5 nguyên tắc: Tập đúng cách, thở đúng cách, thư giãn đúng cách, chế độ ăn uống đúng cách và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực và thiền.

Theo: Sách Yoga Căn bản & Thực hành và vietansports.com

Hãy để lại bình luận của bạn