12/02/2021

Khoa học về pranayama con đường tắt để thể hiện những mục đích của bạn

Tất cả các vấn đề như: Lo lắng, Giận dữ, Nhầm lẫn, Thiếu Quyết Đoán, Khó ngủ. Đều có thể giải quyết một cách thỏa đáng bằng Pranayama (kỹ thuật kiểm soát hơi thở).

Hơi thở là sự sống; không có nó, chúng ta ngừng hoạt động trong cơ thể vật chất của mình. Nhưng sức mạnh của pranayama (kỹ thuật kiểm soát hơi thở) cũng là một cách để thể hiện những mục đích của chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng hơi thở để thay đổi mức năng lượng, tăng thêm tâm trạng và vượt qua căng thẳng. Tất cả chỉ cần tập luyện một chút về các kiểu thực hiện khác nhau của pranayama! (kỹ thuật kiểm soát hơi thở)

Đây là một ví dụ. Hãy chú ý đến những cảm giác hơi thở của bạn khi bạn lo lắng. Nó thường bị nông và thô. Để chống lại điều đó, ngay khi bạn nhận thấy hơi thở của mình trở nên ngắn hơn, bạn có thể bắt đầu thở dài và sâu một cách có ý thức. Kiểu thở mới này sẽ ngay lập tức thay đổi trạng thái cảm xúc của bạn. Chẳng hạn, tôi có xu hướng trở nên lo lắng khi tôi lái xe, và đôi khi tôi còn nín thở khi tham gia giao thông! Ngay khi tôi nhận thấy hơi thở của mình bị hạn chế, tôi thay đổi nhịp thở và chuyển sang thở sâu và dài có ý thức. Điều này ngay lập tức báo cho hệ thần kinh của tôi để thư giãn, và rồi tôi biết bản năng của mình sẽ đi đúng hướng mà không cần tôi phản ứng thái quá với những tài xế khác.


Căng thẳng là một cảm xúc nữa có thể được chế ngự thông qua hơi thở. Yogi Bhajan đã đưa ra một vài cách thiền định để xử lý căng thẳng, và một trong những yếu tố chính trong ba kriyas này là chúng ta sử dụng trên một hơi thở sâu (kriya là một chuỗi các tư thế, hơi thở và âm thanh hướng đến một kết quả cụ thể). Để xem điều này hoạt động như thế nào, hãy quan sát Thiền để làm giảm căng thẳng của bạn, sử dụng cách thở phân đoạn trên một hơi thở hít vào và một hơi thở ra dài êm dịu. Việc hít vào chậm 8 nhịp (đếm) qua mũi giúp tăng cường năng lượng, để cơ thể sẵn sàng xử lý một tình huống căng thẳng. Đồng thời, độ sâu của hơi thở vào 8 nhịp (đếm) là đủ! Một thông điệp gửi đến hệ thần kinh của chúng ta để nâng cao nhận thức về tình hình hiện tại của mình, để chúng ta có thể xen vào tâm trí có ý thức. Một khi chúng ta thấy nhận thức này, não của chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang gặp phải một tình huống không đe dọa đến tính mạng và chúng ta thực sự không cần phải tranh đấu hoặc lẩn tránh. Việc thở ra một cách chậm rãi gợi lên cảm giác bình yên và thư thái, để hoàn thành chu trình thở.

Một ví dụ khác về cách bạn có thể sử dụng pranayama (kỹ thuật kiểm soát hơi thở) trong một môi trường hàng ngày là thở mũi luân phiên. Lỗ mũi trái, hay Ida, tương ứng với thùy trán phải của não, là nơi chúng ta tiếp cận với sự sáng tạo và luồng tư tưởng. Lỗ mũi phải, hay Pingala, kết nối với thùy trán trái, sự phân tích trí óc của chúng ta. Nếu chúng ta phải đối mặt với sự nhầm lẫn hoặc thiếu quyết đoán, việc thở lỗ mũi luân phiên sẽ luôn đem lại cho chúng ta sự rõ ràng bằng cách cân bằng hai bên não. Nhưng giả sử bạn đang cảm thấy tức giận. Hãy thử hít vào và thở ra qua lỗ mũi bên trái (hay “hạ nhiệt”) để làm dịu cơn giận dữ. Khó ngủ? Có lẽ hít vào qua lỗ mũi trái và thở ra qua bên phải của bạn sẽ làm dịu tâm trí, buông bỏ những suy nghĩ luẩn quẩn đó và để cho bạn ngủ thiếp đi.


Hơi thở là một công cụ mạnh mẽ để định hướng nhận thức của chúng ta về thời khắc hiện tại. Một khi chúng ta học cách sử dụng hơi thở để giữ một cách bình yên, cuộc sống của chúng ta bắt đầu trôi chảy một cách suôn sẻ hơn. Thay vì tìm kiếm thảm kịch, chúng ta có thể tìm thấy sự mãn nguyện trong sự bình an. Thay vì tự hủy hoại bằng các phản ứng, chúng ta có thể rèn luyện bản thân mình để đáp lại từ lòng can đảm. Và qua thời gian, nếu chúng ta duy trì bằng sự thực hành này, chúng ta sẽ điều khiển trí óc của mình và từ bỏ những thói quen gây căng thẳng cũ.

Nguồn: Julie Eisenberg l Theo: Thang Mlod

Hãy để lại bình luận của bạn