12/02/2021

Mối quan hệ của tư thế đứng bằng đầu, thiền định và prana

Ở vị trí cơ thể thẳng đứng bình thường của chúng ta, Amrita (tiếng Phạn là “Mật hoa”) được hút từ Mặt trăng (kênh năng lượng Mặt trăng Ida, điều khiển tâm trí) xuống và bị Mặt trời đốt cháy (kênh năng lượng Mặt trời Pingala, kiểm soát các tín hiệu thần kinh đi ra ngoài). Hàng ngày, khi cơ thể được đảo ngược trong một thời gian dài, Amrita sẽ được tích trữ / giữ lại. Điều này có thể dẫn đến năng lực của Amrita Siddhi (thành tựa của Amrita), khi Amrita được tích trữ một cách thường xuyên và không rơi vào lửa nữa. Trạng thái này rất quan trọng đối với sự tiến triển của thiền định và các nhánh cao cấp, vì nó duy trì các giác quan tập trung vào bên trong một cách tự động.Amrita, năng lượng prana Mặt trăng, rời khỏi cơ thể qua các “Cửa trăng”, đó là các giác quan. Các giác quan chú ý đến các đối tượng mà chúng ta mong muốn và lôi kéo tâm trí ra ngoài. Một khi tâm trí không tập trung vào bên trong chính nó, chúng ta phóng mình ra thế giới và “trở thành” hiện tượng. Chúng ta đồng nhất bản thân mình với những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, theo kinh điển Maitri Upanishad nói, “Nếu năng lượng của các giác quan bị giữ lại, tinh thần sẽ được tái hấp thu vào trong tâm trí”. (Maitri Upanishad VI.35). Đây là một phép ẩn dụ để chúng ta tuân theo bản chất thực sự của ý thức. Có nhiều kỹ thuật yoga khác nhau ngăn chặn sự vượt ra khỏi các giác quan. Một khi các giác quan vượt ra ngoài và chúng ta đồng hóa mình với thế giới, chúng ta bị kéo đi như một cỗ xe bởi những con ngựa không thể kiểm soát được. Việc vượt ra khỏi các giác quan này có liên quan đến Amrita bị thoát ra khỏi Luân xa Ajna (năng lượng prana Mặt trăng – Lunar prana), luân xa Mặt trăng – Ajna ở trung tâm của đầu. Cách đơn giản nhất để ngăn chặn các giác quan thực hiện điều này không phải thông qua thiền định, mà bằng cách giữ prana này lại khi thực hiện các tư thế nghịch đảo.

Pratyahara (gom các giác quan lại) đạt được bằng Siddha (sự hoàn thiện), bằng cách đảo ngược cơ thể. Bởi vì, trong tư thế này Mặt trời được đặt ở vị trí bên trên Mặt trăng. Phương pháp Goraksha Natha này gọi là Viparita Karani (hành động ngược). Để giữ năng lượng prana Mặt trăng, thì cơ thể cần phải được đảo ngược. Viparita Karani không phải là tên của một tư thế cụ thể nào mà là một vài tư thế, trong số đó chủ yếu là tư thế Đứng Trên Vai (Sarvangasana) và Đứng Bằng Đầu (Shirshasana). Tư thế Đứng Bằng Đầu và Đứng Trên Vai, cả hai cách thực hiện khác nhau một chút, đồng thời chúng ngăn ngừa sự tiêu hao năng lượng prana Mặt trăng. Trong trường hợp Đứng Trên Vai, Amrita vẫn thoát ra từ “Mặt trăng” (Luân xa Ajna – Con mắt thứ ba) nhưng nó bị giữ lại trong Luân xa Vishuddha (luân xa Cổ Họng). Với mục đích này, điều cần thiết là sử dụng Jihva Bandha (Khóa Lưỡi). Trong khi thực hiện tư thế Đứng Trên Vai – Lưỡi tự gập lại và được đưa vào trong càng nhiều càng tốt, ở khoang thông giữa lỗ mũi và họng.

Tuy nhiên, trong khi thực hiện tư thế Đứng Bằng Đầu, năng lượng prana Mặt trăng bị giữ lại ở vị trí ban đầu của nó, Luân xa Ajna (Con mắt thứ ba).

VỀ TÁC GIẢ:

Gregor Maehle là tác giả của năm cuốn sách tầm cỡ quốc tế, những cuốn sách bao gồm tất cả tám chi của yoga. Ông là một nhà văn và viết blog huyền bí, chuyên sâu các chủ đề về yoga và cả các chủ đề khác. Hơn nữa, Gregor còn là một yogi đẳng cấp cao. Ông đi khắp thế giới giảng dạy về yoga với niềm đam mê, hài hước, sâu sắc cùng sự thông thái.

Tác giả: Gregor Maehle l Nguồn: Thang Mlod

Hãy để lại bình luận của bạn