A. Nhiều Điều Kỳ Diệu Và Vi Tế Mà Bạn Không Thể Nhìn Thấy Bằng Mắt Thường.
Thời đại hiện nay, khi mọi người thường quan tâm quá mức và họ chỉ tập trung vào khoa học thực nghiệm, bao gồm cả cơ thể vật chất của chính họ. Điều này là một thách thức khá lớn đối với các giáo viên Yoga. Bởi vì, khoa học giải phẫu Yoga dành sự quan tâm đến cơ thể tràn đầy năng lượng tinh tế nhiều hơn so với cơ thể vật chất. Sự thật là – Giải phẫu cơ thể trong Yoga có tầm quan trọng thứ yếu, đặc biệt là giải phẫu cơ bắp.
Khoa học giải phẫu Yoga là những khái niệm về cơ thể năng lượng vi tế, nó hoàn toàn khác biệt so với giải phẫu cơ thể của khoa học phương Tây. Mặc dù một số khía cạnh cũng được các Yogi cổ đại quan tâm và kết hợp. Nhưng đó không phải là giải phẫu cơ bắp. Phải nói rằng, thực hành Yoga trong thế giới phương Tây hiện đại đang đi theo con đường khác, nó được tiếp thị như một hình thức tập luyện thể chất, khác biệt so với thực hành Yoga truyền thống (cổ đại). Đây là lý do tại sao, ngày nay giải phẫu cơ bắp đang được quan tâm đăc biệt.
Ngày nay, chúng ta tìm thấy rất nhiều cuốn sách, bài viết và video về chủ đề Yoga, chúng thường đề cập đến “Các cơ bắp hoạt động hoặc không hoạt động trong một tư thế Yoga nào đó”. Mặc dù điều này có thể có một số giá trị nhất định. Nhưng, nó thực sự làm mất đi toàn bộ tầm quan trọng của nền tảng Yoga đích thực. Ở mức độ nhất định, nó thực sự dịch chuyển sự chú ý ra khỏi khoa học giải phẫu Yoga đích thực.
Những nhà Hiền triết và các Bậc thầy Yogi cổ đại không bao giờ – Tôi xin nói điều này một cách dứt khoát, “KHÔNG BAO GIỜ” quan tâm đến vấn đề cơ bắp nào được sử dụng trong một tư thế Yoga, chẳng hạn như tư thế Cánh Cung (Dhanurasana – Bow Pose).
Điều tôi nói sẽ khiến cho nhiều Yogi hiện đại ngạc nhiên. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, giải phẫu cơ thể con người đã không dành được sự quan tâm nhiều trong thực hành hoặc giảng dạy Yoga, cho đến ngày nay nó mới được nghiên cứu. Thay vào đó, các Yogi cổ đại quan tâm nhiều hơn đến tác dụng của các Asanas (Tư thế) đối với hệ thống năng lượng Prana, các Chakras (Luân xa), Nadis (Kênh năng lượng) và Vayus (Gió Prana – 5 loại Gió chính). Nếu họ quan tâm đến cách thức các tư thế Yoga ảnh hưởng đến cơ thể vật chất, thì đó là những yếu tố liên quan đến việc hệ nội tiết và hệ thần kinh bị ảnh hưởng như thế nào – Bởi vì, mối quan hệ mật thiết giữa cơ thể vật chất với hệ thống năng lượng tinh tế.
Yoga được coi là thực hành tràn đầy năng lượng, cơ thể người tập như một công cụ. Do đó, sự điều hòa năng lượng tinh tế sẽ đánh thức và khơi dậy những năng lực tinh thần và tâm linh tiềm ẩn của con người. Các tư thế Yoga là những công cụ tuyệt vời và bí ẩn, chúng được sử dụng để cuối cùng “Ý thức Thiêng liêng” sẽ bộc lộ trong hình hài con người. Khi nhìn vào những bức ảnh của một số Bậc thầy Yogi hiện đại được tôn kính nhất. Rõ ràng là, họ hầu như không quan tâm đến hình thức và sự liên kết (định tuyến) của các thư thế Yoga. Bởi vì, các Bậc thầy có thể sửa đổi lại nhiều tư thế để phù hợp cho những người mới tập – Cho dù những người này có thể đã tham gia các lớp học Yoga hiện đại.
B. Duy Vật Và Chủ Nghĩa Thực Dụng.
Một cách tổng quát, văn hóa phương Tây có khuynh hướng thiên về cái mà trong Yoga truyền thống gọi là cơ thể vật chất thô thiển.
Trong suốt cuộc đời mình, chúng ta được dạy dỗ để hiểu biết về cơ thể và gắn kết nó với bản thân mình. Về cơ bản, chúng ta tồn tại như những sinh vật sống.
Toàn bộ nền văn hóa được thấm nhuần bởi một thế giới quan duy vật và thực dụng. Nó nhấn mạnh đến những khía cạnh vật chất về sự hiện hữu của chúng ta trong một vũ trụ vật chất. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của khoa học vật lý lượng tử, cùng những lý thuyết mới nhất về một “Vũ trụ có ý thức”. Tất nhiên, chúng ta đang từ từ, nhưng chắc chắn sẽ từ bỏ thế giới quan cũ, về con người và vũ trụ. Chúng ta sẽ kết nối lại với những chân lý cổ xưa rằng, chúng ta là những sinh vật phức tạp và tinh tế hơn nhiều so với cơ thể vật chất. Để hiểu rằng, cơ thể vật chất chỉ là một biểu hiện hữu hình của ánh sáng, năng lượng tinh tế và ý thức. Đây là tất cả những thứ đã tạo nên hình hài con người của chúng ta.
Khoa học giải phẫu Yoga bao gồm cả năng lượng Prana và cơ thể năng lượng tinh tế. Tuy nhiên, phần lớn đã bị lãng quên khi Hatha Yoga được truyền bá trong văn hóa phương Tây đương đại. Thật không may, điều này đã lan truyền rộng rãi trong cộng đồng Yoga. Vì vậy, bạn hiếm khi tìm thấy một giáo viên Yoga hiểu biết về khoa học giải phẫu Yoga và cơ thể năng lượng tinh tế, chưa nói đến việc họ có thể giảng dạy chúng. Trong thực tế, hầu hết các khóa đào tạo giáo viên Yoga đương đại chỉ tập trung chủ yếu vào giải phẫu cơ bắp.
Những Yogi đương đại và đặc biệt là giáo viên Yoga có niềm đam mê thực sự, họ nên dành sự quan tâm nhiều hơn để tìm hiểu về các tư thế Yoga, dựa trên những quan điển của khoa học giải phẫu Yoga về cơ thể năng lượng tinh tế. Tương tự như cách thức khoa học phương Tây đã thiết lập mô hình cấu tạo cơ thể con người – Các Bậc thầy Yogi và những Học giả uyên bác phương Đông, họ đã tạo ra một bản đồ chi tiết không thua kém, về cơ thể năng lượng tinh tế và các kênh năng lượng (Nadis).
Trong các khóa đào tạo giáo viên Yoga của chúng tôi, chúng tôi giảng dạy sâu về giải phẫu cơ thể năng lượng tinh tế, cách thức các tư thế Yoga cũng như những kỹ thuật thực hành Yoga khác nhau tác động đến các hệ thống đó. Đây là một phần không thể thiếu của phương pháp thực hành trong trường phái Rajadhiraja Yoga (Raja Yoga – King of Kings Yoga: Vua của các vị Vua Yoga). Phương pháp này đã nghiên cứu kỹ lưỡng cách thức cơ thể sinh học ảnh hưởng đến các luân xa, và tiếp theo nó sẽ tác động tới tâm trí như thế nào. Mối quan hệ giữa thân và tâm đã được các Bậc thầy Yogi trải nghiệm và hiểu biết một cách sâu sắc.
Trong Hatha Yoga đã từng xuất hiện thuật ngữ “Tantra” (Sử dụng Thần chú – Mantra, không phải sự hòa hợp năng lượng Nam tính-Nữ tính), nó là bằng chứng gần đây nhất về lịch sử được truyền miệng của Tantra. Điều này cũng được ghi chép trong các văn bản chính thức của Hatha Yoga, chẳng hạn như “Hatha Yoga Pradipika”, “Siva Samhita” và “Gheranda Samhita”. Tất cả các phương pháp thực hành Yoga đã được liệt kê ở đây, chúng nhằm mục đích thanh lọc và gia tăng năng lượng tinh tế, để chuẩn bị cho thực hành thiền định.
C. Giải Phẫu Cơ Thể Năng Lượng Tinh Tế Trong Khoa Học Yoga.
Khoa học giải phẫu Yoga liên quan đến các cơ quan vi tế, các lớp năng lượng vi tế của tâm trí và mạng lưới năng lượng vi tế:
– Kosha (Các lớp vỏ bọc cơ thể, từ thô thiển đến vi tế)
– Chakra (Luân xa)
– Nadii (Kênh năng lượng)
– Prana (Năng lượng sống)
– Vayu (Gió Prana)
– Kundalini (Serpent Fire – Hỏa Xà)
Ở đây tôi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan rất ngắn gọn, nó mang tính giới thiệu về các hệ thống năng lượng tinh tế. Nhưng hãy nhớ rằng, đây chỉ là phần giới thiệu nhằm mục đích tạo nguồn cảm hứng cho các bạn trong việc khám phá và nghiên cứu thêm về chúng.
1. Kosha
Kosha được dịch là “Vỏ bọc” hoặc “Các lớp của tâm trí” và đó là những gì chúng thể hiện: Mỗi Kosha là một lớp vi tế của tâm trí không bao gồm lớp “Annamaya Kosha” (là lớp vật chất hoặc cơ thể).
“Annamaya Kosha” là lớp “Cơ thể vật chất”, nó bao gồm năm nguyên tố cơ bản: Đất, nước, lửa, không khí và không gian (Ête). Nó được điều khiển bởi tầng thô nhất của tâm trí, lớp “Kamamaya Kosha”. Lớp – Kosha này không thuộc về các tầng của tâm trí.
– Tầng đầu tiên của tâm trí được gọi là “Kamamaya Kosha” hay “Tâm thô”. Đây là lớp dày đặc nhất có ba chức năng: 1. Cảm nhận kích thích bên ngoài, 2. Ham muốn dựa trên kích thích bên ngoài, 3. Hành động để hiện thực hóa mong muốn đó, như khi bạn nhìn và ngửi một chiếc bánh sô cô la, sau đó cảm thấy muốn ăn nó, và cuối cùng là hành động ăn chiếc bánh. Tầng này của tâm trí sử dụng cơ thể, các giác quan và các cơ quan vận động để thực hiện những bản năng cơ bản.
– Lớp thứ hai được gọi là “Manomaya Kosha” hay “Lớp vi tế / Tinh thần”. Tầng này của tâm trí có bốn chức năng: 1. Trí nhớ (não và ngoại não, hoặc trí nhớ liên quan đến não bộ về hiện tại và trí nhớ liên quan đến ký ức kiếp trước trong ngoại não), 2. Suy nghĩ, suy ngẫm (tất cả tính toán, và quản lý thông tin xảy ra ở lớp này), 3. Trải nghiệm nỗi đau và niềm hạnh phúc, 4. Mơ ước.
– Lớp thứ ba được gọi là “Atimanasa Kosha”, hay “Tâm siêu cảm”. Đây là lớp của trực giác, thấu thị, thần giao cách cảm và sáng tạo. Do sự hỗn loạn của hai tầng đầu tiên, nên hầu hết mọi người không bao giờ trải nghiệm được các tầng cao hơn của tâm trí là: Atimanasa Kosha, Vijianamaya Kosha, Hiranmaya Kosha.
– Lớp thứ tư được gọi là “Vijianamaya kosha”, lớp của “Kiến thức cao siêu” hay “Trí tuệ”. Khi lớp này được bộc lộ, chúng ta bắt đầu thể hiện những phẩm chất cao quý, chẳng hạn như từ bi, nhẫn nại, bình an, vui vẻ, nhiệt tình, tập trung tâm trí, v.v. Điều quan trọng nhất là, chúng ta có năng lực “Viveka” – Đây là năng lực phân biệt giữa “Vĩnh cửu” và “Vô thường” và năng lực “Vaeragya”, tức là “Không dính mắc”, “Không bám víu” vào những điều tạm bợ.
– Lớp thứ năm cuối cùng của tâm trí được gọi là “Hiranmaya Kosha”, hay “Lớp Vàng – Golden Kosha”, nó còn được gọi là “Tâm nhân quả vi tế”. Khi lớp tâm trí này của chúng ta bộc lộ, chúng ta sẽ trải nghiệm tình yêu thương mãnh liệt đối với Đấng Thiêng Liêng và đạt tới trạng thái Nhập Định. Sau lớp thứ năm này là: “Atman” hay “Linh hồn”, chúng ta ý thức được “Chân ngã”, bản chất thực sự của con người chúng ta.
2. Prana
Prana là năng lượng sống phổ quát tràn ngập toàn bộ vũ trụ, nó biểu hiện dưới dạng điện, từ trường và lực hấp dẫn, tôi tạm thời nêu một vài khái niệm. Năng lượng Prana này trở thành Pranah (Prana) hay “Năng lượng sống” trong tất cả cơ thể sinh vật. Pranah bao gồm “Năng lượng sống” của cơ thể vật chất (Prana Shako) cũng như năng lượng tinh thần (Manas Shako). Hơi thở của chúng ta là biểu hiện thô nhất của Pranah (Prana) và suy nghĩ của chúng ta là biểu hiện tinh tế nhất của nó. Do đó, có mối quan hệ chặt chẽ giữa hơi thở và tâm trí, hay hơi thở chậm rãi sẽ điều hòa và giúp cho tâm trí an tĩnh. Điều này tạo nên nền tảng của kỹ thuật kiểm soát hơi thở hay còn gọi là Pranayama. Pranah (Prana) được luân chuyển bởi mạng lưới “Kênh năng lượng” tinh tế được gọi là “Nadi”, tương tự như mạng lưới điện phức tạp truyền tải năng lượng điện.
3. Nadi
“Nadi” có nghĩa là “Ống”, “Kênh” hoặc “Đường ống”. Nadis là các kênh thần kinh vi tế, phi vật chất, luân chuyển Prana đi khắp cơ thể. Có 72.000 Nadis trong cơ thể con người, khi chúng liên kết với nhau ở các điểm khác nhau trong cơ thể, được gọi là Luân xa – Chakra. Các Luân xa có liên quan đến đám rối thần kinh (nhưng không phải là hệ thần kinh thực vật và đám rối thần kinh).
Có ba Nadi chính, chúng giao nhau tại câc Luân xa trong bảy Luân xa chính:
– Sushumna Nadi (Kênh Trung Tâm) – Bắt đầu từ đáy cột sống trong Luân Xa Gốc (Muladhara – Root Chakra), và chạy lên tới Luân Xa Vương Miện (Sahasrara – Crown Chakra). Nadis là những con đường vận chuyển cho năng lượng Kundalini di chuyển lên trên.
– Ida Nadi (Kênh Năng Lượng Mặt Trăng – Moon Nadi) – Bắt đầu từ đáy cột sống trong Luân Xa Gốc (Muladhara – Root Chakra), nó di chuyển theo đường xoắn xung quanh Kênh Trung Tâm – Sushumna, và kết thúc ở lỗ mũi bên trái, đại diện cho năng lượng Mặt Trăng làm mát, thụ động. Nó kích hoạt bán cầu não phải, chịu trách nhiệm về trực giác và sáng tạo.
– Pingala Nadi (Kênh Năng Lượng Mặt Trời – Surya / Sun Nadi) – Bắt đầu từ đáy cột sống và chạy theo đường xoắn xung quanh Kênh Trung Tâm – Sushumna, và kết thúc ở lỗ mũi bên phải. Kênh này đại diện cho năng lượng mặt trời làm ấm, kích hoạt năng lượng trong cơ thể. Nó kích hoạt bán cầu não trái chịu trách nhiệm về tư duy phân tích, kỹ năng nói và toán học.
4. Chakra
Từ “Chakra – Luân Xa” theo tiếng Phạn có nghĩa là “Bánh xe”. Bảy Luân Xa chính là các trung tâm năng lượng tinh thần vi tế, đây cũng là những điểm giao nhau của các Nadis và là “kho chứa” Prana. Chúng giống như những xoáy nước tràn đầy năng lượng vi tế, bao gồm các đám xoáy nhỏ. Mỗi đám xoáy nhỏ đại diện cho một khuynh hướng hoặc xu hướng nhất định của tinh thần. Các Luân xa đã được mô tả rất chi tiết trong các văn bản Mật tông và đã được áp dụng vào thực hành Yoga trong Mật tông truyền thống.
5. Vayu
“Vayu” có nghĩa là “Gió Prana” hoặc “Không khí thiết yếu của sự sống”. Có 5 Gió Prana chính và 5 Gió Prana phụ. Theo cách tương tự, chúng cũng được gọi là các “Gió Prana trong” và “Gió Prana ngoài”. Prana hay năng lượng sống, nó thực sự là một tập hợp của 10 loại Gió Prana – 5 Gió Prana trong và 5 Gió Prana ngoài. Các Gió Prana chi phối các khu vực cụ thể của cơ thể và chịu trách nhiệm cho các hoạt động chuyển động trong cơ thể như lời nói, hơi thở, tiêu hóa, tuần hoàn máu, v.v.
Có một trung tâm nằm ở giữa ngực điều khiển 10 Gió Prana, và nó được gọi là “Pranendriya”, được dịch là “Trung tâm” của Prana. Trung tâm này rung động đồng bộ với nhịp điệu hơi thở của chúng ta. Khi chúng ta thở nhanh và nông, Pranendriya ở trong trạng thái rung động nhanh, nó khiến cho tâm trí bồn chồn và làm suy giảm nhận thức của chúng ta. Khi chúng ta thở chậm và êm dịu, Pranendriya ở trong trạng thái rung động yên tĩnh và tâm trí chúng ta thanh thản, đồng thời nhận thức sáng suốt. Thực hành Pranayama (Kỹ thuật thở) giúp điều hòa và làm chậm hơi thở, do đó nó làm lắng dịu sự rung động của Pranendriya và tâm trí chúng ta.
6. Kundalinii
Kundalinii (Serpent Fire – Hỏa Xà) được gọi là “Con Rắn Nằm Cuộn Mình”, nó đại diện cho “Sức mạnh Thần thánh” hoặc “Shakti – Năng lượng” ngủ yên dưới đáy cột sống. Năng lượng này không hoạt động trong hầu hết cơ thể chúng ta. Nhưng một khi Kundalinii được đánh thức, nó sẽ chuyển biến một người bình thường thành một Bậc thầy với những phẩm chất thần thánh được bộc lộ. Năng lượng Kundalinii thức tỉnh là sự biểu hiện cho những khả năng vô hạn của tâm trí, và quyền năng kỳ diệu của con người. Năng lượng Kundalinii được đánh thức bởi một quá trình thực hành đúng cách, nó thường được kết hợp với thần chú “Siddha”, Siddha có nghĩa là “Giác Ngộ / Hoàn Thiện”. Sự thức tỉnh Kundalinii phải di chuyển lên trên qua Kênh Năng Lượng Trung Tâm – Sushumna Nadi, để đạt tới Luân Xa Vương Miện (Sahasrara – Crown Chakra), đây là nơi nó hợp nhất với Shiva hoặc ý thức. Để thực hiện được điều này, Kundalinii phải di chuyển xuyên qua từng Luân Xa. Các Luân Xa giống như những “Nút thắt” chặn đường đi lên của Kundalinii. Nhưng thông qua các thực hành khác nhau đã được giảng dạy trong Yoga và Tantra (Sử dụng Thần chú, không phải sự hòa hợp năng lượng Nam tính-Nữ tính) bởi một Bậc thầy, những “Nút thắt” này sẽ được thông suốt để Kundalinii di chuyển lên trên. Sự kết hợp giữa năng lượng Kundalinii với ý thức hay Shiva bên trong Luân Xa Vương Miện, đây được coi là thành tựu cuối cùng của thực hành Yoga. Niềm hạnh phúc của sự hòa hợp được trải nghiệm và chúng ta đạt đến sự Hoàn Thiện viên mãn.
LỜI KẾT:
Trong các khóa đào tạo giáo viên yoga 200 giờ và 300 giờ, do quá chú trọng vào các tư thế Yoga và các khía cạnh tập luyện thể chất khác. Vì vậy, khoa học Yoga về giải phẫu cơ thể năng lượng tinh tế thường bị bỏ qua. Điều này khiến cho các giáo viên Yoga thiếu hoặc không có kiến thức về khoa học giải phẫu Yoga đích thực. Ngay cả khi họ đã hoàn thành khóa đào tạo giáo viên Yoga
(TTC – Teacher Training Courses).
Những học viên Yoga muốn tìm hiểu về chiều rộng và chiều sâu của kiến thức khoa học Yoga đích thực. Họ nên tìm hiểu những giáo viên Yoga có kiến thức về năng lượng tinh tế, và giải phẫu cơ thể năng lượng tinh tế. Bởi vì, đây là kỷ nguyên Yoga bắt đầu thay đổi bản thân chúng ta và cuộc sống của chúng ta một cách kỳ diệu. Nó có thể biến đổi tất cả các khía cạnh của bản thể con người cùng sự hiện hữu của họ. Hơn nữa, thực hành các tư thế Yoga để chuyển biến từ bên trong con người – Chứ không phải như một bài tập thể chất mạnh mẽ.
Nguồn: Ganga Devi l Thang Mlod