19/12/2020

Chữa bệnh bằng các tư thế (Asana) – Bệnh khó tiêu

Ợ ợ! Hic, tui bị ợ chua, nhiều khả năng bị khó tiêu rồi. Đây là một trong những bệnh tưởng có vẻ đơn giản nhưng cũng gây khó chịu không kém gì những bệnh khác thuộc tiêu hóa. Ngoài ợ chua, một số triệu chứng nữa mà các bạn có thể lưu ý như chảy nước miếng, dạ dày căng phồng, ăn không ngon, chán ăn, đầy hơi khó chịu, thể lực yếu, tính tình cáu kỉnh, táo bón hoặc phân lỏng có lẫn thức ăn.

Cơ mà nguyên nhân vì đâu?

Khi ta đưa thức ăn vào, chúng được biến đổi thành khối chất lỏng nhờ các dịch tiêu hóa, sau đó được chuyển hóa thành máu. Máu là thành phần quan trọng nhất trong cơ thể. Hoa quả, rễ củ, rau xanh và các thức ăn dạng kiềm khác, sau khi được tiêu hóa sẽ duy trì sức sống trong máu nhờ tăng lên lượng kiềm, trong khi các loại thức ăn giày chất béo và carbohydrate (ngũ cốc, đậu, đường, khoai tây … ) tăng lượng axit trong máu. Nếu lượng axit trong máu tăng lên bất bình thường, khi đó tuy gan, tim, thận …, là những cơ quan lọc máu trong cơ thể chúng ta, sẽ phải chịu áp lực lớn. Những cơ quan này do phải làm việc quá sức để thanh lọc máu sẽ dần dần yếu đi và cuối cùng không thể thực hiện được nhiệm vụ của chúng một cách thích hợp.

Do nhiều loại hoa quả có thể được tiêu hóa nhờ chính các chất nước của chúng, gan mật không phải cố gắng nhiều để tiêu hóa chúng. Nhưng để có thể tiêu hóa tinh bột và carbohydrate, nước bọt phải hỗ trợ ở giai đoạn tiêu hóa đầu tiên. Việc nhai thức ăn tạo ra lượng nước bọt thích hợp trong miệng. Ngay khi thức ăn được hòa trộn với nước bọt vào tới dạ dày, gan và tụy bắt đầu tiết xuất mật và các dịch tiêu hóa. Do vậy, nếu thức ăn không được nhai kỹ, gan không thể hoạt động tốt được.

Nếu ăn nhiều thức ăn không chay, khi đó các cơ quan bên trong cuối cùng sẽ bị yếu đi do làm tăng lượng axit trong máu. Trong trường hợp đó khi thức ăn từ trong dạ dày, đã được tiêu hóa một phần nhờ dịch của gan, vào đến tá tràng, tuyến tụy yếu sẽ không thể tiết đủ dịch để tiêu hóa. Do vậy, thức ăn được tiêu hóa một phần không thể chuyển hóa hoàn toàn thành dinh dưỡng. Vì thế, chúng dần dần phân hủy trong tá tràng và bịt một phần đường ruột. Thức ăn hư hỏng này tạo ra khí độc trong cơ thể mà hệ hô hấp không thể thanh lọc nổi. Nó cũng làm tăng lượng axit trong máu tới mức độ cao. Tình trạng sức khỏe này gọi là ‘chứng khó tiêu’.

Mặc dù bệnh khó tiêu bản thân nó không phải là bệnh chết người, và nhiều người có vẻ coi thường nó, nhưng kì thực nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh chết người khác. Nó khiến con người có khuynh hướng gay gắt và rất dễ cáu kỉnh. Các bệnh loét dạ dày, đường ruột và trực tràng, cũng như táo bón và kiết lỵ nặng có thể phát sinh từ đây.

Vậy phải điều trị bằng cách nào?

Vận dụng những tư thế Asana một cách thích hợp có thể ngăn ngừa và trị khó tiêu.

Buổi sáng bạn nên tập các động tác: Utks’epa Mudra’, Mayu’ra’sana, Padahasta’sana, Utka’ta Vajra’sana, A’gneyii Mudra’ và A’gneyii Pra’n’a’ya’ma.

Buổi tối tập Agnisa’ra Mudra’, Diirgha Pran’a’ma, Yoga’sana hoặc Yogamudra’ và Bhu’jaunga’sana với chứng táo bón; Agnisa’ra Mudra’, Sarva’unga’sana, A’gneyii Mudra’ và A’gneyii Pra’n’a’ya’ma với chứng ỉa chảy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị thông qua các cách sau:

Ăn uống: Cơm gạo cũ (vài năm), xúp rau xanh. Trường hợp ỉa chảy bạn nên uống sữa đông curd (hay là sữa chua), với táo bón thì nên uống sữa đông làm từ sữa trâu, trộn với nước và ăn với một ít đường. Nên nhớ rằng nước sữa đông (curd-water) rất có ích cho bệnh nhân khó tiêu.

Về bệnh này có câu ca vui như sau:

“Sữa uống cuối ngày,

Nước uống rạng đông

Nước sữa đông uống sau bữa trưa,

Hỏi cần chi ông thầy thuốc?”

Nhưng để ngăn ngừa, phòng bệnh bệnh khó tiêu, bạn cũng nên cẩn trọng trong ăn uống như sau:

Khó tiêu xuất phát từ thói quen ăn uống không cân bằng. Ăn khi không đói hoặc chỉ hơi đói rất có hại đối với căn bệnh này. Do vậy, việc ăn thức ăn giàu dinh dưỡng ngày ngày qua ngày khác, không nghỉ ngơi sau bữa ăn mà lao động chân tay hoặc trí óc luôn, ăn no quá, không chịu vận động, lao động trí óc căng thẳng hoặc tình dục quá độ, đều có hại đối với bệnh này.

Tốt hơn, bạn không nên ăn bữa sáng hoặc trưa cho đến khi chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này bởi trên nguyên tắc: Chỉ ăn khi nào thật đói! Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đói, có thể ăn hoa quả ngọt hoặc chua, đặc biệt là loại hơi chua như xoài, dứa, jam, các loại cam quýt (mặc dù cam quýt thuộc nhóm chứa axit nhưng tác dụng của chúng trong cơ thể lại mang tính chất kiềm), hoặc nếu bạn bị táo bón thì ăn đu đủ. Điều quan trọng là phải nhớ rằng các thức ăn có axit như chanh và sữa đông curd (sữa chua) nên sử dụng với ít nước và muối.

Tất cả các thức ăn không chay trừ cá nhỏ, đều có hại cho người bệnh khó tiêu. Thịt và trứng rất độc. Bia rượu làm bệnh táo bón trầm trọng thêm nên cũng không được uống.

Người bệnh khó tiêu rất cần phải đi bộ để hít khí trời trong lành và lao động thể chất hàng ngày, tránh việc ngủ ban ngày và thức khuya. Cuốn sách khuyên bữa tối nên trước 8h nhưng theo Zen thì trước 6h càng tốt bởi Zen thời gian vừa qua cuốn vào việc viết lách và không có thời gian tập thể thao nên bị đầy bụng, vì thế, việc đi bộ (hoặc thiền hành) một chút sau bữa ăn cũng tốt.

Các hạt đậu là thức ăn kiềm nhưng giàu dinh dưỡng, do vậy cũng không nên ăn với bệnh khó tiêu.

Nên ăn hoặc đại tiện khi khí lưu thông chủ yếu qua lỗ mũi phải. Thậm chí, sau khi ăn cũng nên tiếp tục để khí lưu thông chủ yếu qua lỗi mũi phải một thời gian, bởi vì đây là lúc các hạch tuyến thuộc hệ tiêu hóa bắt đầu tiết xuất đầy đủ dịch tiêu hóa.

Bạn cũng nên nhịn ăn vào 3 ngày trước trăng non và ngày trăng rằm và chỉ uống ít sữa, hoa quả và đồ khô vào hai tối này. Lí do nhịn ăn thì Zen sẽ có một bài viết riêng, :D.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách chữa đơn giản như sau:

  1. Ăn 1g cây a ngùy (asafoetida – Ferula toetida Regel) đã rán trong bơ lọc (ghee) và trộn với một lượng muối nhỏ tương đương, trước mỗi bữa ăn.
  2. Ăn cùi dừa khô cắt nhỏ hoặc cùi dừa già cùng với lá trầu không (piper betle Linn) đã xử lý hoặc hạt hồi.
  3. Uống nước chanh (jámir) có chút muối.
  4. Lấy một gam (không lấy nhiều hơn) tro ốc tiền (cowrie), cuộn trong lá trầu không và ăn hàng ngày sau bữa bối. Để lấy tro ốc tiền, hãy chọn loại ốc tiền có khấc, nhúng nó vào nước chanh (xanh hoặc vàng) và đốt nó thành tro.
  5. Ăn trong vài ngày hỗ hợp bột của hạt trái kha tử khô (myrybalan), trộn và nghiền với cùng một lượng bột hạt hồi và một lượng gấp đôi đường Kashii (đường tinh luyện thủ công và có màu đỏ, còn gọi đường đỏ). Lưu ý không dùng hạt trái kha tử nổi trong nước.

Quả thực, sau khi khám bệnh này thì Zen nghĩ các bạn không nên coi thường nó. Zen đã phải trải qua gần 2 tuần bị khó tiêu, trong người lúc nào cũng khó chịu, đầy bụng dù mình ăn rất ít, lại toàn đồ chay nữa chứ. Thế nên sau đó cũng phải mất gần một tuần để tự điều trị theo phương pháp thứ 3 ở trên, kết hợp với việc nghỉ ngơi, vận động và chỉ ăn uống khi thật đói, thật khát thì mới chấm dứt được tình trạng đầy khó chịu ấy. Bởi thế, Zen mong các bạn lưu ý đến ăn uống của mình để không mắc phải nó. Hôm sau, ta sẽ đi vào bệnh khác có liên quan mật thiết với tên này, đó là thừa axit, các bạn chuẩn bị hoa quả để ta thử nghiệm nhé! He he. Chào các bợn!

Zen Chap

Hãy để lại bình luận của bạn