Ashtanga Yoga Còn được biết tới với cái tên: Power Yoga – là một loại hình yoga có cường độ tập luyện mãnh liệt, tốc độ nhanh với một chuỗi những động tác được tập theo trình tự sắp xếp đã được định sẵn.
Ashtanga Yoga là gì?
Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 nhánh của Yoga. Asht có nghĩa là 8, Anga có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người. Ashtanga Yoga là một trong những trường phái yoga cổ xưa và rất phổ biến ở Ấn Độ, bao gồm tất cả các khía cạnh của yoga. Ashtanga yoga còn có tên gọi khác là Patanjali yoga hay Raja yoga (Yoga hoàng gia). Ashtanga Yoga tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức sống.
8 nhánh của Ashtanga yoga được giải thích cụ thể như sau:
1- Yama (Điều khiển): Được coi là biện pháp làm sạch từ ngoài. Đây được xem là phần quan trọng nhất của Yoga. Yêu cầu người tập yoga cần phải có các phẩm chất đạo đức như: chân thật, không bạo lực, không trộm cắp, tâm hồn trong sáng, không chiếm đoạt và mong muốn sở hữu những gì không phải của mình. Đây là những phẩm chất cơ bản nhất của người đang tập yoga.
2- Niyama (Quy tắc ứng xử): Nếu như Yama là những tiêu chuẩn đạo đức mang tính xã hội bên ngoài thì ngược lại Niyama là cách luyện tập hướng đến nội tại bên trong, tịnh tâm, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài giúp ích cho việc ngồi thiền định sâu. Bao gồm sự trong sạch của thể chất và tinh thần, nhiệt tình và hăng hái, có 1 cái tâm sáng suốt.
3- Asana (Tư thế): Một trong những bước mà người tập yoga trải nghiệm và thực hành nhiều nhất. Asana trong tiếng Phạn có nghĩa là tư thế yoga, các động tác yoga nhằm luyện tập cho sức khỏe mạnh mẽ, cơ thể dẻo dai, cảm giác tinh thần thư thái.
4- Pranayama (Kiểm soát hơi thở): Đây là hình thức tập trung và kiểm soát hơi thở, mục đích chính là lưu trữ năng lượng hỗ trợ cần thiết khi thiền. Theo quan niệm của yoga, hơi thở bao gồm khí bên ngoài và bên trong cơ thể, giữa con người và vũ trụ. Hơi thở cần phải ổn định, nhịp thở ra và hít vào cần bằng nhau. Qua thời gian luyện tập, nhịp thở sẽ dần dần dài hơn, giúp làm sạch và tăng cường độ dẻo dai của cơ thể.
5- Pratyahara (Làm chủ cảm xúc): Kiểm soát và khống chế các giác quan để tập trung vào bên trong cơ thể, tránh được những tác động của thế giới bên ngoài.
6- Dharana (Tập trung): Bước này là sự kết hợp của 2 bước là Asana và Pranayama tức là khi cơ thể được khỏe mạnh và khí huyết lưu thông bởi hơi thở thì việc tập trung vào công việc hiện tại sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn tránh được sự phân tâm bởi mọi thứ xung quanh.
6- Dharana (Tập trung): Bước này là sự kết hợp của 2 bước là Asana và Pranayama tức là khi cơ thể được khỏe mạnh và khí huyết lưu thông bởi hơi thở thì việc tập trung vào công việc hiện tại sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn tránh được sự phân tâm bởi mọi thứ xung quanh.
7- Dhyana (Thiền định): Đây là giai đoạn đạt được cảnh giới cao nhất của sự tập trung, không bị gián đoạn, toàn bộ hơi thở, cơ thể, cảm giác đều tập trung vào 1 vật thể hoặc hình ảnh nào đó, tâm trí yên tĩnh tập trung tới mức không còn 1 suy nghĩ nào.
8- Samadhi (Trạng thái phúc lạc): Trạng thái này là đỉnh cao của thiền định mà người tập yoga luôn hướng tới. Đây là sự hấp thụ cân bằng, toàn bộ cơ thể và các giác quan đều trong tình trạng thiếp đi nhưng tâm trí thì hoàn toàn thức tỉnh và nhận thức được mọi thứ xung quanh.
Ashtanga Yoga
Tập Ashtanga Yoa chủ yếu tập trung vào hơi thở, bandhas (khóa năng lượng), và drishti (điểm nhìn cố định), và các tư thế luôn nối tiếp không ngừng nghỉ. Mặc dù rất tốt nhưng Ashtanga Yoga không được khuyến khích tập nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có đủ sự dẻo dai và mạnh mẽ, thể chất không phù hợp với cường độ tập luyện mạnh và nhanh như vậy.