Hãy Ham Hiểu Biết.
Như được xác nhận, mặc dù cơ thể tinh tế là vô hình, nhưng nó chắc chắn thấm vào cơ thể vật chất và có một tác động mạnh mẽ đến tâm trí, sức khỏe và tất cả sự khỏe mạnh của bạn. Thông tin được trình bày ở đây được dụng ý để khiến bạn hào hứng với việc tập luyện yoga, truyền cảm hứng cho bạn cái nhìn sâu hơn bên trong cũng như tăng thêm tính ham hiểu biết, khám phá các khía cạnh thể chất, tâm lý và tinh tế của bạn, và ngày càng phát huy sự thực hành phù hợp với niềm tin, nhu cầu và lối sống của bạn.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao yoga làm cho bạn cảm thấy rất khỏe mạnh? Bạn đã bao giờ dành một chút thời gian để suy ngẫm về lý do tại sao bạn cảm thấy rất mạnh mẽ nhưng thư giãn khi kết thúc một buổi tập yoga? Bạn đã bao giờ cảm thấy đẫm lệ và cảm xúc khi ở trong một tư thế yoga? Tại sao vậy? Điều gì giúp bạn nhận ra rằng mức năng lượng của bạn thấp vào những ngày khi bạn không đủ 100%? Làm thế nào bạn có thể xác định và điều hòa năng lượng được chứa đựng bên trong?
Yoga Có Những Lời Giải Đáp.
Bạn đến Trái đất với cơ thể vật chất, nhưng bạn cũng được sinh ra với một cơ thể khác ít hữu hình hơn, mà trong yoga truyền thống được gọi là cơ thể tinh tế hoặc cơ thể năng lượng. Năng lượng lưu thông trong và xung quanh bạn là năng lượng sống gọi là prana trong yoga truyền thống Ấn Độ và khí ở Trung Quốc. Yoga và các bộ môn như châm cứu, cảm xạ, thái cực quyền và khí công dựa trên sự điều tiết của prana để khôi phục sự toàn vẹn và mang lại sức khỏe và sức sống cho cơ thể và tâm trí. Các yogis xem prana như một năng lượng duy trì sự sống.
Như được mô tả trong Hatha Yoga Pradipika, một văn bản yoga cổ đại, sự thực hành một số tư thế yoga, nhiều kỹ thuật thở khác nhau, tụng kinh và thiền giúp giải phóng năng lượng trì trệ và giải phóng dòng chảy của năng lượng sống (prana). Hít một hơi thật sâu qua mũi của bạn và thở ra bằng miệng. Lưu ý rằng cảm giác như thế nào về sự tốt đẹp, chan hòa và thư giãn, cùng với việc làm đầy phổi của bạn bằng oxy, bạn làm phong phú dòng chảy pranic trong cơ thể.
Prana được phân phối khắp cơ thể thông qua các kênh năng lượng được gọi là nadis, cũng như các đường xoáy dẫn năng lượng được gọi là luân xa, chúng được xếp dọc theo cột sống trong sushumna (kênh năng lượng trung tâm). Sarah Powers từ Học viện Nhận thức về Yoga mô tả các luân xa như là lá phổi của cơ thể năng lượng, có chức năng cụ thể có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta theo nhiều cách khác nhau (về thể chất, cảm xúc, tinh thần và năng lượng).
Năm Gió Chính (các gió của prana)
Có năm thành phần chính và năm thành phần phụ của prana được mô tả trong yoga truyền thống, được gọi là gió – vayus. Vayus dịch là gió hoặc không khí prana, chúng chảy theo các hướng riêng biệt, chịu trách nhiệm cho các chuyển động trong cơ thể, và có thể được nuôi dưỡng bằng cách hướng nhận thức của bạn đến chúng. Năm gió – vayus chính được mô tả dưới đây.
1- Gió Prana – (Prana vayu)
Không được nhầm lẫn với prana năng lượng sống quan trọng, gió prana (prana vayu) là năng lượng tăng lên, liên quan đến việc hít vào, chất lỏng và hấp thụ dinh dưỡng, lan truyền qua vùng tim và phổi của cơ thể, điều hòa hô hấp và gia tăng mức năng lượng của bạn.
2- Gió Apana (vị trí ở luân xa 1 – Muladhara)
Gió Apana là năng lượng đi xuống của hơi thở ra, hoạt động ở vùng đáy chậu và bụng dưới và chi phối các quá trình bài tiết: tiểu tiện, đại tiện, kinh nguyệt, xuất tinh, sinh con và sự tiêu hao năng lượng tình dục.
TẬP LUYỆN ĐỂ TRẢI NGHIỆM GIÓ PRANA VÀ APANA
Ngồi trong tư thế thoải mái, bắt chéo chân trên sàn hoặc trên ghế. Khi bạn hít vào, bắt đầu từ từ nâng hai cánh tay lên phía trên đầu, cảm nhận năng lượng tăng dần làm cho ngực phồng lên nó xuất phát từ dưới bụng lên khi cánh tay của bạn nâng lên (gió prana). Khi bạn thở ra, đưa cánh tay của bạn xuống, chú ý năng lượng chảy xuống cùng sự hạ xuống của cánh tay của bạn (gió apana).
3- Gió Udana
Gió Udana là năng lượng tăng dần của năm giác quan. Nó chi phối khu vực của cổ, cuống họng và đầu và chịu trách nhiệm về lời nói, tư thế đứng thẳng và các phản ứng giác quan của cơ thể.
TẬP LUYỆN ĐỂ TRẢI NGHIỆM GIÓ UDANA: Thở Ujjayi với âm thanh trong cổ họng
Bài tập thở này sẽ cho phép bạn trải nghiệm năng lượng và âm thanh phát ra từ cổ họng, đồng thời làm cho tâm trí điềm tĩnh và làm dịu hệ thần kinh của bạn.
Để bắt đầu luyện tập, nằm trên sàn trong tư thế savasana (tư thế Xác chết) hoặc ngồi khoanh chân thoải mái trên sàn nhà hoặc một chiếc đệm với cột sống thẳng đứng và mắt bạn nhắm lại. Hít một vài hơi thở sâu qua mũi của bạn.
Bây giờ bắt đầu thực hành thở Ujjayi. Mặc dù nó thường được thở qua lỗ mũi, nhưng rất hữu ích để tìm hiểu nó lần đầu bằng cách thở bằng miệng. Khi bạn hít vào, mở miệng và tạo ra âm thanh của hơi thở dài, hút không khí vào. Sau đó từ từ thở ra bằng miệng, tạo ra âm thanh, “hahhhh”, đóng thanh quản lại (khoảng trống giữa dây thanh âm của bạn) và chủ yếu thở qua phía sau cổ họng của bạn, như thể bạn đang cố gắng làm mờ gương. Lặp lại một vài lần, hãy gắn kết với các cảm giác ở phía sau cổ họng và lắng nghe âm thanh bạn tạo ra khi hít vào và thở ra.
Sau đó, ngậm miệng và thở bằng mũi trong khi tiếp tục tạo ra âm thanh có thể nghe được ở phía sau cổ họng khi hít vào và thở ra.
4- Gió Samana (vị trí ở giữa bụng)
Gió Samana là năng lượng cân bằng di chuyển vào bên trong, chi phối vùng trung tâm giữa ngực (gió prana) và vùng xương chậu (gió apana). Nó chi phối cân bằng nội môi, trao đổi chất và tiêu hóa. Sự chuyển động của gió samana xảy ra khi gió prana và apana kết hợp và khi được cân bằng, kết quả là hệ tiêu hóa đầy sinh khí và khỏe mạnh.
5- Gió Vyana
Gió Vyana là năng lượng mở rộng ra bên ngoài thấm vào toàn bộ cơ thể và chi phối hệ tuần hoàn của cơ thể. Nó điều hành hệ cơ bắp và chuyển động cơ thể cũng như kiểm soát các gió khác, phân phối năng lượng khắp cơ thể bạn.
TẬP LUYỆN ĐỂ TRẢI NGHIỆM GIÓ SAMANA VÀ VYANA: Tư thế Nữ thần (utkata konasana).
Bước hai bàn chân của bạn rộng ra (khoảng 90-120cm) và xoay ngón chân ra 45 độ. Giữ hai chân thẳng và đưa hai lòng bàn tay áp vào nhau ở trung tâm trái tim. Hít vào tại đây.
Thở ra và uốn cong đầu gối lại trên các ngón chân của bạn, ngồi xổm xuống và dang rộng cánh tay của bạn song song với sàn nhà và đẩy lòng bàn tay ra khỏi trung tâm của cơ thể. Chú ý năng lượng di chuyển ra ngoài khi bạn nhập vào tư thế Nữ thần – Goddess pose (utkata konasana).
Hít vào, ra khỏi tư thế bằng cách duỗi thẳng chân và đưa hai bàn tay lại với nhau, với lòng bàn tay tiếp xúc tại trung tâm trái tim, phải thực sự chú tâm đến năng lượng di chuyển vào trong.
Hãy lặp lại một vài lần.
NADIS (các kênh năng lượng tinh tế)Như đã xác định ở trên, những gió (vayus) của prana di chuyển theo nhiều hướng khác nhau thông qua nhiều con đường trong cơ thể. Những con đường đó, được gọi là các kênh năng lượng tinh tế, được gọi là nadis trong các văn bản yoga. BKS Iyengar trong cuốn sách “Light on Pranayama” của ông cũng cho biết thêm rằng nadis là “các kênh dẫn không khí, nước, máu và các chất khác trên khắp cơ thể”.
Trong khi Shiva Samhita – Bản tóm lược của Shiva (một luận thuyết toàn diện về hatha yoga) đề cập đến 350.000 nadis, hầu hết các văn bản Mật tông cho rằng có 72.000 nadis tồn tại, trong đó ba kênh năng lượng được cho là có ý nghĩa nhất. Chúng là Sushumna, Ida và Pingala.
– Sushumna là kênh chính, bắt nguồn từ đáy cột sống (luân xa muladhara), di chuyển bên trong chiều dài của cột sống đến đỉnh đầu và kiểm soát các luân xa. Trong nhiều dòng của yoga, bao gồm cả tantra (mật tông) và hatha yoga, người ta nói rằng kundalini (hình thái cao nhất của prana) chảy qua kênh trung tâm đó.
– Kênh Ida chảy ở phía bên trái của sushumna trung tâm và được liên kết với lỗ mũi trái, và do đó bán cầu não phải (điều khiển). Ida có liên quan đến sự mát mẻ, năng lượng mặt trăng nữ tính và được liên kết với trực giác, lòng trắc ẩn, một bản chất giáo hóa và sự đồng cảm.
– Kênh Pingala chạy dọc theo kênh sushumna bên phải và tương ứng với lỗ mũi bên phải, và vì thế bán cầu não trái (điều khiển), mang tính phân tích nhiều hơn. Kênh Pingala mang năng lượng mặt trời kích thích; đó là tính hoạt động và nam tính.
Trong khi hầu hết các dòng yoga phù hợp nhau về các chức năng của ba kênh chính, hướng của các kênh năng lượng tinh tế này được mô tả khác nhau bởi các yoga truyền thống khác nhau.
Một số trường phái yoga, bao gồm Trường phái Yoga Bihar cùng với TKV Desikachar trong “Trái Tim Yoga – The Heart of Yoga”, ủng hộ quan điểm rằng ida và pingala vượt qua trục trung tâm của cột sống tại vị trí của sáu luân xa: ở đáy của cột sống, ngay phía trên thân mình (giữa xương cụt và rốn), tại điểm rốn, ở khu vực tim, trong cổ họng và giữa lông mày.
Các yoga truyền thống khác nói rằng các kênh ida và pingala bắt đầu từ đáy cột sống, chạy thẳng lên hai bên của kênh sushumna trung tâm. Do đó, tại sao nghiên cứu của Tiến sĩ Hiroshi Motoyama, được xuất bản trong cuốn sách “Những Giả Thuyết Về Các Luân Xa – Theories of the Chakras”, tiết lộ rằng trong bảy văn bản yoga mà ông đã phân tích chẳng có văn bản nào tranh luận về việc các kênh vượt qua các luân xa. – bao gồm cả Yoga Chudamani Upanishad và Yoga Shikka Upanishad.
Theo quy định trong Hatha Yoga Pradipika, “Hành giả (yogi) người đã vượt qua sự mệt mỏi bằng cách tập luyện các tư thế (asanas), nên bắt đầu thực hành thanh lọc khí lực tinh tế, các kênh (nadis), sự điều khiển prana, thở yoga – pranayama và các Ấn (mudras) để đảo ngược các năng lượng tinh tế, để tăng cường thực hành thiền định”.
THỰC HÀNH ĐỂ THANH LỌC CÁC KÊNH NĂNG LƯỢNG – NADIS: (thở lỗ mũi luân phiên – nadi shodhana)
Bài tập thở này có hiệu quả trong việc khôi phục trạng thái cân bằng giữa các kênh năng lượng – nadis, cân bằng cả hai bán cầu não và làm dịu tâm trí. Nên tập thở lỗ mũi luân phiên khi bụng đói.
Để bắt đầu luyện tập, hãy ngồi thoải mái khoanh chân trên sàn hoặc một chiếc đệm với cột sống thẳng đứng và nhắm mắt bạn lại. Thực hiện vài hơi thở chậm, cân bằng độ dài của hơi thở vào và ra.
Đưa tay phải của bạn bắt ấn Vishnu Mudra bằng cách gập ngón trỏ và ngón giữa vào lòng bàn tay. Trong quá trình thực hành này, bạn sẽ sử dụng ngón tay cái của bàn tay phải để đóng lỗ mũi bên phải và ngón đeo nhẫn để đóng lỗ mũi bên trái.
Thở ra qua cả hai lỗ mũi.
Đóng lỗ mũi phải của bạn bằng ngón tay cái và hít nhẹ qua lỗ mũi trái. Sau đó, khi bạn nhả lỗ mũi phải, hãy đóng lỗ mũi trái bằng đầu ngón tay đeo nhẫn và thở ra từ từ qua lỗ mũi phải. Sau đó, hít vào từ từ qua lỗ mũi phải, đóng ngón tay phải, mở lỗ mũi trái và thở ra qua trái. Hoàn thành điều này một vòng.
Thực hiện 8 đến 10 vòng, hoàn thành vòng cuối cùng của bạn bằng cách thở ra qua lỗ mũi trái.
Khi bạn kết thúc thở lỗ mũi luân phiên (nadi shodhana), thả tay phải ra và thở tự nhiên qua cả hai lỗ mũi trong 8 đến 10 chu kỳ thở, quan sát những thay đổi được tạo ra bởi bài tập thở này.
CÁC LUÂN XA
Luân xa, được dịch là các bánh xe hoặc các đĩa, là các trung tâm năng lượng quay thẳng hàng dọc theo chiều dài của tủy sống, điều đó ảnh hưởng lẫn nhau, tiếp thêm sinh lực và kết nối cơ thể vật chất và cơ thể tinh tế. Mô hình bảy luân xa được sử dụng trong bài viết này được phát triển vào thế kỷ 11, đã được mô tả trong văn bản Mật tông “Sat Cakra Narupana”, những giáo lý đã được dịch, nhận xét và đưa về phương Tây bởi Ngài John Woodroffe (còn được biết đến bằng bí danh Arthur Avalon) trong cuốn sách “Sức Mạnh Của Con Rắn (Kundalini) – The Serpent Power”: Những bí mật của Mật Tông và Yoga Năng lượng (năng lượng kundalini).
Luân xa tiếp nhận, lưu trữ và truyền đạt thông tin cụ thể dưới dạng prana và chứa đựng những tính chất đôi chút vật chất, đôi chút tâm lý và tính chất năng lượng. Mỗi luân xa có tính chất riêng, như: vị trí, mục đích, âm thanh, màu sắc, biểu tượng, yếu tố, cân bằng, những trục trặc và những vùng tối, được mô tả trong biểu đồ bên dưới (cùng với các bài tập yoga bạn có thể thực hiện để cân bằng chúng).
Biểu tượng luân xa là một bông hoa sen với số lượng cánh hoa khác nhau. Điều này có liên quan đến khái niệm rằng, giống như một bông hoa, các luân xa có thể mở hoặc đóng trong cơ thể bạn tùy theo trạng thái mà bạn đang tồn tại, như thể chất, cảm xúc, tinh thần hoặc tâm linh. Do đó, khi năng lượng trong luân xa bị đình trệ hoặc bị tắc nghẽn, nó kích hoạt các phản ứng về thể chất và tâm lý biểu hiện như những sự mất cân bằng và trục trặc của luân xa đó.
Ví dụ, một người luân xa thứ năm (luân xa cổ ) bị khiếm khuyết có thể quá nhút nhát, sợ nói trước công chúng và khó giao tiếp, trong khi một người khác có luân xa cổ quá mức sẽ nói quá nhiều, có thể nói dối hoặc không biết lắng nghe. Cả hai chỉ ra sự tắc nghẽn trong cùng một luân xa, nhưng chúng được thể hiện dưới các hình thức khác nhau. Người đó cũng có thể bị cảm lạnh thường xuyên và có vấn đề về tuyến giáp biểu hiện như sự trục trặc của luân xa thứ năm.
Vì vậy, để khai thông luân xa cổ họng, người đó cần lựa chọn để tập trung sự chú ý của mình vào vị trí của nó, kiểm tra các tính chất, màu sắc và yếu tố liên quan đến nó, tụng âm thanh gốc “HAM” và tập luyện các tư thế yoga bao gồm tư thế lạc đà, cái cày, đứng trên vai và con cá.
Bài Tập: Nhập môn có hiệu lực với các luân xa
Kiểm tra biểu đồ luân xa dưới đây. Xác định luân xa có thể bị tắc nghẽn trong cơ thể bạn, chú ý các yếu tố đã thúc đẩy bạn lựa chọn sự mất cân bằng trong luân xa cụ thể đó.
Ngồi thoải mái và đưa nhận thức của bạn đến vị trí của luân xa bị tắc nghẽn, cảm nhận những cảm giác trong khu vực của cơ thể liên kết với luân xa đó và chú ý hành vi của nó.
Hình dung màu sắc liên quan đến luân xa đó ở vị trí của nó trong cơ thể bạn. Tụng âm thanh gốc tương ứng với luân xa đó. Bao gồm các tư thế yoga được đề xuất trong thực hành tư thế (asana) của bạn.
1- LUÂN XA MỘT: Muladhara (luân xa gốc)
Ý Nghĩa: Cội nguồn sức mạnh
Mục Đích: Nền Tảng
Vị Trí: Đáy của xương sống
Mầu sắc: Đỏ
Biểu Tượng: Hoa sen 4 cánh
Âm Thanh Gốc: LAM
Yếu Tố: Đất
Những Tính Chất Khi Được Cân Bằng: Sức khỏe tốt, sinh khí, sự ổn định, lòng trung thành, sự tin tưởng, cảm giác an toàn và yên ổn.
Những Trục Trặc: Vấn đề về cân nặng và đầu gối, đau thần kinh tọa, táo bón, viêm khớp.
Vùng Tối (khi luân xa yếu): Sợ hãi và bất an
Các Tư Thế Yoga: Chiến binh I và II (Virabhadrasana A và B), Tam giác (Trikonasana), Đại bàng (Garudasana), Cái ghế (Utkatasana), Gập Đầu gối về ngực (Apanasana), Cây Cầu (Setu Bandhasana)
2- LUÂN XA HAI: Svadisthana (luân xa xương cùng)
Ý Nghĩa: Ngọt Ngào
Mục Đích: Chuyển Động và Kết Nối
Vị Trí: Bụng Dưới
Mầu Sắc: Cam
Biểu Tượng: Hoa Sen 6 Cánh
Âm Thanh Gốc: VAM
Yếu Tố: Nước
Những Tính Chất Khi Được Cân Bằng: Khả năng chuyển động tốt, cảm xúc trí tuệ , ranh giới lành mạnh, các mối quan hệ đáng tin cậy, khả năng thay đổi để và trải nghiệm niềm vui
Những Trục Trặc: Khó di chuyển vùng thắt lưng, các vấn đề về thận và bàng quang, lãnh cảm, bất lực
Vùng Tối (khi luân xa yếu): Cảm giác tội lỗi, thiếu chuẩn mực
Các Tư Thế Yoga: Chiến binh II (Virabhadrasana B), xoay hông, Tư thế góc mở rộng (Utthita Parsvakonasana), Tư thế góc cố định (Baddha Konasana)
3- LUÂN XA BA: Manipura (luân xa đám rối thần kinh mặt trời)
Ý Nghĩa: Viên ngọc lộng lẫy
Mục Đích: Chuyển đổi
Vị Trí: Đám rối thần kinh mặt trời (mạng dây thần kinh ở bụng)
Màu sắc: Vàng
Biểu Tượng: Hoa sen 10 cánh
Âm Thanh Gốc: RAM
Yếu Tố: Lửa
Những Trục Trặc: Loét, bệnh đái tháo đường, các vấn đề về tiêu hóa, hạ đường huyết
Những Tính Chất Khi Được Cân Bằng: Tự tin, tự trọng và tính kỷ luật – tự giác tốt, tính khôi hài, cân bằng, có trách nhiệm, đáng tin cậy, tính cách nồng hậu
Vùng Tối (khi luân xa yếu): Xấu hổ, tham lam và tức giận
Những Tư Thế Yoga: Con thuyền (Navasana), Tư thế Ngồi vặn cột sống (Ardha Matsyendrasana), Cánh cung (Dhanurasana)
4- LUÂN XA BỐN: Anahata (luân xa tim)
Ý Nghĩa: Không bị tổn thương
Mục Đích: Tình yêu và sự cân bằng
Vị Trí: Tim (gần trung tâm của xương ức)
Màu Sắc: Xanh lá cây
Biểu Tượng: Hoa sen 12 cánh
Âm Thanh Gốc: YAM
Yếu tố: Không khí
Những Tính Chất Khi Được Cân Bằng: Từ bi, tình yêu, đồng cảm, tự ái, trầm tĩnh, hệ miễn dịch khỏe mạnh
Những Trục Trặc: Hen suyễn, cao huyết áp, bệnh tim, các vấn đề về phổi
Vùng Tối (khi luân xa yếu): Đau buồn và sự quyến luyến
Những Tư Thế Yoga: Rắn hổ mang (Bhujangasana), Tư thế Chó ngửa mặt (Urdhva Mukha Svanasana), Cây cầu (Setu Bandhasana), Con cá (Matsyasana)
5- LUÂN XA NĂM: Vishiddha (luân xa cổ)
Ý Nghĩa: Thanh lọc
Mục Đích: Giao tiếp và sáng tạo
Vị Trí: Cổ
Màu Sắc: Xanh da trời
Biểu Tưởng: Hoa sen 16 cánh
Âm Thanh Gốc: HAM
Yếu tố: Âm thanh, chất dĩ thái (ete)
Những Tính Chất Khi Được Cân Bằng: Kỹ năng lắng nghe tốt, giao tiếp rõ ràng, sáng tạo
Những Trục Trặc: Đau họng, cứng cổ, thường xuyên cảm lạnh, các vấn đề về tuyến giáp và thính giác
Vùng Tối (khi luân xa yếu): Dối trá, bất an, không có khả năng thể hiện bản thân
Những Tư Thế Yoga: Cuộn cổ, Lạc đà (Ustrasana), Đứng trên vai (Salamba Sarvangasana), Cái cày (Halasana), Con cá (Matsyasana)
6- LUÂN XA SÁU: Ajna (luân xa con mắt thứ ba)
Ý Nghĩa: Trung tâm điều khiển
Mục Đích: Nhận thức khuôn mẫu
Vị Trí: Giữa hai lông mày
Màu Sắc: Chàm
Biểu Tượng: Hoa sen 2 hai cánh
Âm Thanh Gốc: OM
Yếu tố: Ánh sáng
Tính Chất Khi Được Cân Bằng: Trực giác tốt, khả năng nhận thức, trí tưởng tượng, trí nhớ và kỹ năng mường tượng
Những Trục Trặc: Các vấn đề về mắt (thị giác), đau đầu, ác mộng
Vùng Tối (khi luân xa yếu): Ảo tưởng và nhầm lẫn
Những Tư Thế Yoga: Chó úp mặt duỗi mình (Adho Mukha Svanasana), Bài tập thở lỗ mũi luân phiên (nadi shodhana)
7- LUÂN XA BẢY: Sahasrara (luân xa vương miện)
Ý Nghĩa: Ngàn nếp gấp
Muc Đích: Thấu hiểu
Vị Trí: Đỉnh đầu
Màu Sắc: Tím hoặc trắng
Biểu Tượng: Hoa sen 1000 cánh
Âm Thanh Gốc: OM
Yếu tố: Tư duy
Những Tính Chất Khi Được Cân Bằng: Kỹ năng nhận thức và phân tích tốt, thông minh, cởi mở, hiểu biết, cấp độ suy nghĩ thanh cao, tri thức, hiểu biết và quan hệ rộng
Những Trục Trặc: Trầm cảm, nhầm lẫn, thờ ơ, khó học hỏi
Vùng Tối (khi luân xa yếu): Lòng quyến luyến
Những Tư Thế Yoga: Đứng bằng đầu (Sirsasana), nếu nó là sự thực hành thường xuyên của bạn, hãy thực hiện cùng một lúc với một bài tọa thiền ngồi về “quan sát những luồng tư tưởng của bạn”.
Tác giả: Mascha Coetzee l Nguồn: Thang Mlod